Ngữ Văn Lớp 9: Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Mộ

Ngữ Văn Lớp 9: Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Mộ

Ngữ Văn Lớp 9: Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.
Viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận tổng phân hợp phân tích nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tôi trong lần đi làm nhiệm vụ được nhắc đến qua đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng phép nối để liên kết câu và một lời dẫn trực tiếp. (Gạch chân và chú thích rõ)

0 bình luận về “Ngữ Văn Lớp 9: Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Mộ”

  1. Đoạn văn trong Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã cho ta thêm hiểu về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tôi trong lần đi làm nhiệm vụ. Nhân vật tôi được nói đến là Phương Định – nhân vật chính của truyện. Cô được giao nhiệm vụ phá bom nên cô đang nỗ lực hết sức để phá bom dù cô hiểu nguy hiểm đang rình rập. Hành động của Phương Định cẩn trọng “dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom”. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt” giúp người đọc hiểu về nguy hiểm của chiến tranh và sự nhạy cảm trong Phương Định lúc này. Sự thúc giục của bản thân Phương Định phản ánh nội tâm căng thẳng của cô. Câu văn cầu khiến: Nhanh lên một tí” giúp bạn đọc như được cùng nhân vật tham gia cuộc chiến căng thẳng. Những câu văn ngắn đã cho ta thấy không khí chiến trường. Ngoài ra, nhà văn còn tạo nên nhịp điệu hối hả, thúc giục qua cách Phương Định quan sát, cảm nhận mọi vật quanh mình. Phá bom mà lòng Phương Định hồi hộp, căng thẳng. Song ta hiểu cái căng thẳng ấy đến từ việc cô lo sợ không hoàn thành nhiệm vụ chứ không vì cô nhút nhát hay sợ hãi. Tóm lại, tâm lí nhân vật Phương Định trong một lần phá bom đã được nhà văn miêu tả vô cùng sâu sắc. 
    phép nối để liên kết câu in đậm
    và một lời dẫn trực tiếp: gạch chân

    Trả lời

Viết một bình luận