Ngữ Văn Lớp 9: nguyên nhân,hậu quả , giải pháp khắc phục của khát vọng đối với tuổi trẻ

Ngữ Văn Lớp 9: nguyên nhân,hậu quả , giải pháp khắc phục của khát vọng đối với tuổi trẻ

Ngữ Văn Lớp 9: nguyên nhân,hậu quả , giải pháp khắc phục của khát vọng đối với tuổi trẻ

0 bình luận về “Ngữ Văn Lớp 9: nguyên nhân,hậu quả , giải pháp khắc phục của khát vọng đối với tuổi trẻ”

  1. Sự vô cảm ấy thể hiện ở sự trơ lì cảm xúc, dửng dưng thờ ơ trước các sự việc xung quanh, chỉ quan tâm đến quyền lợi của bản thân theo kiểu “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, “sống chết mặc bay”, tức thờ ơ với nỗi đau khổ, mất mát của người khác; ngại hoặc không dám va chạm, thấy tốt không ủng hộ, thấy xấu không lên án…
    Xu hướng của lối sống ích kỷ, bàng quan này ngày càng có xu hướng phát triển. Đến nỗi giờ đây ra đường, thực sự rất hiếm để gặp được hình bóng một Lục Vân Tiên “giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha”.
    Vẫn biết, cuộc sống có lúc này lúc khác, có người tốt người xấu không có gì hoàn hảo, song tái diễn quá nhiều lối hành xử vô cảm đã khiến không ít người day dứt.
    Ví dụ về sự vô cảm
    Cho dù bất kì lý do nào đi chăng nữa cũng không thể ngụy biện cho sự vô cảm, càng không thể so sánh với tình người, lớn hơn cả, đó là sinh mạng con người. Là người Việt Nam, phần lớn chúng ta không xa lạ với những lời răn dạy của ông cha về tình người: “Thương người như thể thương thân”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”… Văn hóa tình người được thẩm thấu từ thuở lọt lòng bằng lời ru của mẹ là những điệu hò, câu ví; là ca dao tục ngữ… Tình người được nuôi dưỡng từ rất sớm, được dạy ở trường lớp, trong mọi cấp học.
    Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều những gương người tốt, việc tốt, những tấm lòng vì cộng đồng, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng để cứu người…, nhưng cũng có không ít  những con người sống lạnh lùng, vô cảm, ích kỷ trước nỗi đau, trước hoạn nạn của đồng loại, mà đáng tiếc thay…. lại đang hiện hữu ngày càng nhiều hơn trong cuộc sống quanh ta… Thật là đáng sợ!
    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô cảm và tha hoá đạo đức trong xã hội…, nhưng tóm lại, cái gốc chính là cách sống hay tính cộng đồng ngày nay đang có vấn đề. Sự thờ ơ, hời hợt, nhạt nhẽo trong quan hệ giữa người với người ngày càng rõ nét hơn. Người ta tư duy theo lối vị kỷ, hành xử và giao tiếp rất vô cảm, không quan tâm đến người khác, đến những việc xung quanh. Người ta thấy người tốt, việc tốt không bảo vệ, việc xấu không ngăn cản, thấy người yếu thế bị ức hiếp cũng không bênh vực, chẳng khác gì tiếp tay cho những kẻ xấu, việc xấu lấn tới. Cụ thể, thấy người bị nạn lại bỏ đi, đưa những ánh nhìn lạnh lùng, vô cảm, thậm chí có kẻ lợi dụng cơ hội để hôi của, ăn cắp, lấy tài sản của người gặp nạn.
    Vô cảm trong gia đình
    14-5 là ngày của mẹ, 18-6 là ngày của cha và tiếp nối “nghĩa mẹ, công cha” ngày mai (28-6) là Ngày gia đình. Ngày gia đình Việt Nam năm 2017 với các thông điệp: Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương; gia đình là nơi bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc; xây dựng nhân cách người Việt Nam từ truyền thống tốt đẹp trong gia đình. Gia đình là tế bào xã hội, là cái nôi sinh sản, sẻ chia và chan chứa ân nghĩa. Tổ ấm gia đình với ông bà, mẹ cha, vợ chồng, con cái là những hình ảnh đầy ắp yêu thương. Nhưng đáng buồn thay, những năm gần đây, sự phát triển của phương tiện kỹ thuật truyền thông hiện đại đang len lỏi vào từng gia đình, khiến các thành viên trong mỗi nhà ít nhiều đều bị nhiễm “vi rút” vô cảm.
    Nhiều lần tôi chứng kiến khung cảnh một gia đình ngày chủ nhật cùng đến quán nước. Cả nhà 4 người nhưng mỗi người là một thế giới riêng. Ai cũng cúi mặt vào điện thoại của mình, ngón tay của họ hí hoáy quẹt ngang quẹt dọc. Anh chồng, chị vợ đều cười rất tươi, nhưng không phải là cười với nhau. Hai người con cũng chẳng biết đang chơi gì trên máy nhưng cũng rất vui. Chiếc máy vi tính, rồi điện thoại thông minh đã đến với từng gia đình. Những thiết bị di động ngày càng tiện dụng, đem mọi thông tin đến tận phòng ngủ của từng người. Không ít bữa cơm vội vã diễn ra trong im lặng của nhiều gia đình. Ăn qua loa xong chuyện, ai nấy tìm cho mình một góc riêng trong căn nhà để tận hưởng thế giới ảo. Có lẽ vì vậy mà tình cảm gia đình ngày càng vơi cạn, con cái mỗi lúc một khó kiểm soát, dạy bảo. Thiết bị di động ngày càng thông minh nhưng không ít người sử dụng lại kém thông minh, điều đó vô tình làm nhiễu loạn xã hội từ thế giới ảo. Nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng chiếc điện thoại thông minh vô tri đang khiến lòng người trở nên vô cảm? Phát triển là một tất yếu của xã hội, thế nhưng trong cái tất yếu đó lại kéo theo hàng loạt những vấn đề bức xúc và đáng quan ngại, nhất là căn bệnh vô cảm.
    “Vô cảm” có nghĩa là không tình cảm, không cảm xúc, là một trạng thái, thái độ của con người. Biểu hiện đơn giản nhất của vô cảm chính là thờ ơ với cuộc sống, với những gì diễn ra xung quanh, chỉ quan tâm đến việc của mình, dửng dưng trước nỗi đau của người khác. Cũng không có gì khó hiểu khi ngày nay việc nhường ghế cho người lớn tuổi trên xe buýt, thấy người bị cướp giật nhưng chẳng hề mảy may, thấy người gặp tai nạn nhưng ngoảnh mặt làm ngơ… diễn ra khắp nơi. “Vô cảm” là căn bệnh không gây ra cái chết ngay lập tức, nhưng nó lại có thể tạo nên cái chết về lâu về dài đối với con người. Nó gặm nhấm và ăn mòn con người ta tận trong đầu óc, tim gan. Nó biến con người trở thành những người sống vô trách nhiệm, ích kỷ, tham lam. Vô cảm sẽ là mảnh đất tốt để nảy sinh nhiều căn bệnh khác. Bệnh vô cảm phát triển trong một gia đình thì lại càng nguy hại, nó làm lung lay, đảo lộn nền tảng đạo đức của chính gia đình đó và ảnh hướng rất lớn đến xã hội.
    “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” là chủ đề Ngày gia đình Việt Nam đã được duy trì nhiều năm nay. Có lẽ từ câu chuyện của chiếc điện thoại thông minh cũng là một trong những nguyên nhân để các nhà quản lý đưa ra chủ đề rất thiết thực này trong dịp kỷ niệm Ngày gia đình. Bởi lẽ, bữa cơm không chỉ đơn giản là cung cấp năng lượng cho các thành viên mà nó còn là nơi tạo tình cảm yêu thương gắn bó, gắn kết các thành viên trong gia đình lại với nhau. Thông qua chủ đề “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” để nhắc nhở tất cả mọi người duy trì bữa ăn như một cách để “thắp lửa” cho tổ ấm yêu thương của mình.
    Giải pháp của bệnh vô cảm
    Đối với gia đình, con cái luôn là một phần hết sức quan trọng. Vì vậy, gia đình phải chú trọng giáo dục con cái về nhân cách, nhân phẩm; định hướng hành vi, ứng xử của con cái theo những chuẩn mực tốt đẹp của dân tộc. Cha mẹ phải nêu gương sáng để con cái noi theo. Hãy lấy những tấm gương sáng về đạo đức và sự thành công trong xã hội làm bài học giáo dục để con cái hình thành và phát triển những đức tính tốt. Hạn chế cho con cái tiếp xúc với cái xấu, cái ác, cái phản văn hóa và đề cao cái  tốt đẹp, cái hữu ích.
    Cha mẹ hãy lắng nghe và đáp ứng những nguyện vọng chính đáng của con cái. Đôi khi, sự cấm đoán của cha mẹ chính là nguyên nhân gây nên sự vô cảm của con người. Hãy cho các em cơ hội để thể hiện mình và định hướng các hành động theo hướng đúng đắn, tích cực. Mỗi sự trừng phạt phải có lí do. Hãy dạy cho các em lòng biết ơn, biết kính trọng và quý trọng tình cảm của người khác dành cho mình. Hãy khuyến khích hoặc cùng con cái tham gia các hoạt động cộng đồng để gắn kết tình thân, phát triển khả năng giao tiếp và tình cảm cộng đồng ở con trẻ. Hãy giáo dục con cái biết phân biệt điều phải trái, sống công bằng và quyết liệt chóng lại cái bất công trong xã hội nếu có thể. Văn hóa gia đình chính là cội rễ, là nguồn sống quyết định nhân cách và hành vi của con người sau này. Có làm được như vậy, chúng ta mới hi vọng cái xấu, cái ác, cái vô cảm trong xã hội bị đẩy lùi, không còn trong cuộc sống này nữa.
    Đối với nhà trường và xã hội, phải biết tôn trọng khát vọng sống đẹp của con người, nhất là giới trẻ.Một nhà tâm lí học cho rằng giới trẻ ngày nay không những mong muốn sống tố mà còn muốn sống tốt hơn nữa. Khát vọng sống đẹp là khát vọng chính đáng của con người. Tuy nhiên, sự mất định hướng của nhà trường trong việc giáo dục lối sống cho học sinh hiện nay khiến các bạn trẻ cô đơn, lạc lõng trong hành trình tìm kiếm tương lai. Trách nhiệm của nền giáo dục và toàn xã hội là phải mau chóng xác định những chuẩn mực đạo đức  tiến bộ, phù hợp trong thời đại mới, biểu dương các tấm gương tiêu biểu, tạo động lực phát triển chung cho toàn xã hội.
    Nhà trường đóng vai trò chủ chốt trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách, nhân phẩm và hành vi ứng xử của con người. Để làm được điều này, trước hết nhà trường phải xây dựng chiến lược giáo dục và hình thành nhân cách con người trong thời đại mới. Từ đó, làm cơ sở để tiến hành các hoạt động giáo dục có định hướng cụ thể. Trong dạy học, nhà trường phải lấy nhiêm vụ giáo dục đạo đức làm nền tảng và giáo dục con người toàn diện, đáp ứng các yêu cầu của xã hội làm mục đích cần hướng tới. Trong chương trình giáo dục, phải hạn chế nói nhiều về các hiện tượng tiêu cực để tránh tâm lí bắt chước của học sinh. Hãy đề cao đạo đức, đề cao các tấm gương sáng và mỗi thầy cô nên là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Lấy cái đẹp, cái thiện để lấn át cái xấu, cái ác trong nhận thức mỗi học sinh. Có làm được như vậy, chúng ta tin rằng nhà trường sẽ là nơi tốt nhất để hình thành, phát triển và kiện toàn đạo đức của con người.
    Xã hội phải nhanh chóng xây dựng một môi trường đạo đức trong sáng, lành mạnh, loại bỏ cái lạc hậu, cái xấu để con người có định hướng phát triển đúng đắn bản thân, góp phần xây dựng xã hội. Xã hội cũng cần tạo ra nhiều sân chơi bổ ích hướng đến các giá trị nhân bản, có sức thu hút giới trẻ, có sức gắn kết cao và đầy sáng tạo để tuổi trẻ tham gia, từ đó tránh gia những cảm xúc tiêu cực vốn tự diễn biến trong mỗi con người.
    Các cơ quan chức năng phải mạnh tay trấn áp tội ác hoặc nhanh chóng giải quyết vụ việc sớm đem lại công bằng cho xã hội, củng cố niềm tin của con người vào sức mạnh của luật pháp và pháp chế nhà nước.
    • Kết bài:
    Một trái tim vô cảm chẳng khác nào một trái tim đã chết, thậm chí còn đáng sợ hơn. Một xã hội vô cảm sớm muộn gì cũng đi đến sự tự hủy diệt. Hãy sống biết yêu thương, sống chân thành và dộ lượng. Hãy mở rộng tría tim đón nhận yêu thương của nhân loại và cho đi thật nhiều tình yêu thương để tìm kiếm sự bình yên trong chính cuộc sống này. Cuộc sống khong phải lúc nào cũng công bằng; không phải lúc nào lợi ích cũng dành cho riêng mình, không phải lúc nào lòng tốt cũng được đền đáp. Nhưng có một điều chắc chắn ai biết sống vì người khác, sống bao dung, độ lượng, nhân ái, thân tình thì sẽ luôn được nhận lại những điều tốt đẹp, cuộc sống thêm ý nghĩa, tâm hồn được bình yên, hạnh phúc.

    Trả lời

Viết một bình luận