Ngữ Văn Lớp 9: Kể tên đây đủ các nghệ thuật mà Ng Du sử dụng trong đoạn trích Chị em Tk ( chỉ nêu các nghệ thuật kh cần nêu tác dụng) Đầy đủ chi tiế

Câu Hỏi

Ngữ Văn Lớp 9: Kể tên đây đủ các nghệ thuật mà Ng Du sử dụng trong đoạn trích Chị em Tk
( chỉ nêu các nghệ thuật kh cần nêu tác dụng)
Đầy đủ chi tiết => trl hay nhất nhé

Trả Lời

  1. Chào em, em tham khảo một số gợi ý sau để tự làm bài em nhé:
    – Các nghệ thuật mà Nguyễn Du sử dụng trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”:
    + Nghệ thuật ước lệ tượng trưng (Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang … Làn thu thủy, nét xuân sơn…)
    + Nghệ thuật đòn bẩy: miêu tả Vân trước, Kiều sau để tô đậm vẻ đẹp của Kiều.
    + Nghệ thuật ẩn dụ: Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang/ Hoa cười ngọc thốt đoan trang/ Làn thu thủy, nét xuân sơn…
    + Nghệ thuật nhân hóa: Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

    Trả lời
  2. – Những nghệ thuật mà Nguyễn Du sử dụng trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều:
    + bút pháp ước lệ tượng trưng: “mai”, “tuyết”, “mây”, “hoa”, “ngọc”, “tuyết”, “trăng”, “thu thủy”, “xuân sơn”, “hoa”, “liễu”…
    + sử dụng thành ngữ: “mười phân vẹn mười”; “nghiêng nước nghiêng thành”
    + biện pháp ẩn dụ: “tố nga” – người con gái đẹp, “mai cốt cách, tuyết tinh thần – vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao của Vân và Kiều”, “khuôn trăng”- khuôn mặt tròn, phúc hậu, “hoa cười”- nụ cười tươi như hoa, “ngọc thốt”- giọng nói trong trẻo, “mây thua nước tóc”- tóc mềm mượt hơn mây, “tuyết nhường màu da”- da trắng hơn tuyết, “làn thu thủy”- đôi mắt đẹp, “nét xuân sơn” – đôi lông mày thanh thoát
    + biện pháp liệt kê: khuôn mặt, làn da, mái tóc, nụ cười, giọng nói…
    + biện pháp nhân hóa: “mây – thua”, “tuyết – nhường”.
    + thủ pháp đòn bẩy: tả Thúy Vân trước, Thúy Kiều sau nhằm làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều.

    Trả lời

Viết một bình luận