Ngữ Văn Lớp 9: Câu 1: Chỉ ra một biện pháp tu từ trong các câu sau và nêu tác dụng của chúng Mẹ không

Ngữ Văn Lớp 9: Câu 1: Chỉ ra một biện pháp tu từ trong các câu sau và nêu tác dụng của chúng Mẹ không

Ngữ Văn Lớp 9: Câu 1: Chỉ ra một biện pháp tu từ trong các câu sau và nêu tác dụng của chúng
Mẹ không dám ăn
Không dám mặc
Không dám tiêu cũng chỉ vì lo
Câu 2: Em hiểu như thế nào về câu nói: “Bước ra đời là ông này bà nọ, trở về nhà là một đứa con ngoan.”

0 bình luận về “Ngữ Văn Lớp 9: Câu 1: Chỉ ra một biện pháp tu từ trong các câu sau và nêu tác dụng của chúng Mẹ không”

  1. Câu 1: Biện pháp tu từ: Điệp ngữ: “Không dám”
    => Tác dụng: Tạo âm hưởng, giữ nhịp cảm xúc cho đoạn thơ. Thể hiện sự chắt chiu, cần kiệm, bòn từng chút một của người mẹ để dành dụm cho con.
    Câu 2: Câu nói trên là một lời khẳng định: Dù sau này ra đời có giàu sang hay nghèo khó, có trở thành ông nọ hay bà kia, nhưng khi trở về nhà vẫn chỉ là một đứa con bé nhỏ, thơ ngây, hồn nhiên, cần được bao bọc và che chở bởi vòng tay yêu thương của ba mẹ như thuở nào. To tiếng với người ngoài, nhưng không thể, thậm chí là không được phép to tiếng hay cãi lời cha mẹ mình. Phải luôn ngoan ngoãn, hiếu thuận với mẹ cha. Đó là “Đạo làm con”. 

    Trả lời
  2. 1. Biện pháp điệp ngữ “không dám” nhấn mạnh, khắc sâu sự hy sinh, tiết kiệm của người mẹ. Mẹ khôn dám ăn, mặc, tiêu pha gì, tất cả để dành lo cho cuộc sống của con -> nhấn mạnh tình mẫu tử
    2. câu nói: “Bước ra đời là ông này bà nọ, trở về nhà là một đứa con ngoan” có nghĩa: cho dù đứa con ở bên ngoài xã hội có trưởng thành, có thành công thế nào thì đối với cha mẹ, họ vẫn mãi chỉ là những đứa con ngoan bé bỏng. Họ ở ngoài dù có là cấp trên của bao người nhưng với ba mẹ, họ vẫn chỉ là một đứa con nghe lời. Điều đó thể hiện sự kính trọng cha mẹ

    Trả lời

Viết một bình luận