Ngữ Văn Lớp 8: Viết 1 đoạn văn NGẮN nêu cảm nghĩ của em về bài thơ nhớ rừng của Thế Lữ

Ngữ Văn Lớp 8: Viết 1 đoạn văn NGẮN nêu cảm nghĩ của em về bài thơ nhớ rừng của Thế Lữ

Ngữ Văn Lớp 8: Viết 1 đoạn văn NGẮN nêu cảm nghĩ của em về bài thơ nhớ rừng của Thế Lữ

0 bình luận về “Ngữ Văn Lớp 8: Viết 1 đoạn văn NGẮN nêu cảm nghĩ của em về bài thơ nhớ rừng của Thế Lữ”

  1. “Nhớ rừng” của Thế Lữ là một bài thơ hay và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Bài thơ là “lời con hổ” nhưng lại mang tâm trạng của con người. Và, đó không chỉ là tâm trạng của một người, của riêng Thế Lữ mà còn là tâm trạng của cả một tầng lớp, một thế hệ đươnng thời. Con hổ xót xa khi mình không còn là mình mà chỉ còn là “thứ đồ chơi” và phải “chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, với cặp báo chuồng bên vô tư lự”. Nó chỉ còn biết sống với quá khứ, sống với ngày xưa. Nhưng quá khứ dù hào hùng, tươi đẹp bao nhiêu cũng không thể thay thế cho hiện tại.  Phải chăng niềm khát khao của con hổ nhớ rừng là khát khao trở về với cái kỳ vĩ, siêu phàm, không chung sống được với cái tầm thường, thấp kém giả tạo?. Đó cũng là vẻ đẹp của nhân cách, khát khao của nhà thơ.

    Trả lời
  2.   “Nhớ rừng” là 1 trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Thế lữ và phong trào thơ mới ( 1932 – 1935). Bài thơ mượn lời con hổ trong vườn bách thú để nói lên sâu sắc lời tâm sự u uất của một lớp người lúc bấy giờ. Đó là (thế hệ 1930) những thanh niên tri thức “Tây học” vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, bất hòa với thực tại xã hội ngột ngạt, tư tưởng giả dối, họ khao khát khẳng định cái “tôi” và phát triển trong một cuộc sống tự do, rộng lớn. Đó là tâm sự chung của những người dân trong cảnh mất nước. Vì vậy “Nhớ rừng” có sức truyền cảm và tiếng vang lớn. Với sự trữ tình tràn đầy cảm xúc lãng mạn, hình ảnh thơ đầy chất tạo hình, ngôn ngữ nhạc điệu phong phú, bài thơ đã diễn tả một cách sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt, khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước. 

    Trả lời

Viết một bình luận