Ngữ Văn Lớp 7: Hãy chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý ” ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn”

Câu Hỏi

Ngữ Văn Lớp 7: Hãy chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý ” ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn”

Trả Lời

  1.     Lòng biết ơn là một đức tính cao quý và là một nét đẹp tiềm ẩn trong mỗi con người. Từ bao đời nay, dù qua bao thế hệ đức thì tính đó vẫn luôn được giữ gìn và phát huy. Nó được ông cha ta đúc kết qua câu tụ ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”.
        Với những hình ảnh sinh động và nghệ thuật ẩn dụ,câu tục ngữ để lại cho chúng ta một bài học vô cùng sâu sắc.Nhưng trước hết ta cần phải hiểu được nghĩa của câu tục ngữ. Vậy “uống nước” là gì, “nguồn” là gì? “Uống nước” nghĩa là hưởng thụ những giọt nước ngon ngọt, mát lành. Còn nguồn là nơi mà dòng nước xuất phát, nguồn gốc mà chúng đã được tạo ra. Như vậy, ta có thể hiểu câu tục ngữ muốn nói rằng khi ta được thưởng thức những giọt nước mát lành, ngon ngọt thì phải đừng quên nơi đã tạo ra dòng nước đó. Nhưng không dừng lại ở đó, câu tục ngữ còn mang trong mình một ý nghĩa sâu xa hơn thế nữa. “Uống nước” là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước, những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra, để có được. “Nhớ nguồn” chính là ghi nhớ công ơn của những thế hệ trước, những con người đã tạo ra “dòng nước” hay nói cách khác là người tạo ra thành quả cho chúng ta được thừa hưởng như hôm nay. Như vậy câu tục ngữ nhằm hướng đến một chân lí, một lời khuyên đối với thế hệ sau: Khi chúng ta được thừa hưởng bất thành quả nào đó dù to lớn hay nhỏ bé thì chúng ta phải biết ơn và tưởng nhớ những người đã tạo ra thành quả đó. Không những thế, câu tục ngữ còn là lời nhắc nhở thiêng liêng cho mỗi con người phải nhớ về cội nguồn, tổ tiên để sống sao cho xứng đáng.
       Đây quả thực là một lời giáo huấn, răn dạy vô cùng đúng đắn của ông cha ta. Vậy tại sao chúng ta sống phải có lòng biết ơn? Vì lòng biết ơn là một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, là đạo lí làm người sâu sắc. Tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất cho đến tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên mà có. Của cải do bàn tay ta lao động tạo nên, con cái do cha mẹ tạo nên, đất nước trở nên giàu đẹp là do cha ông ta đã giữ gìn và xây dựng. Lòng biết ơn, sống ân nghĩa, thủy chung là nguyên tắc đối nhân xử thế. Đó cũng là bổn phận và nghĩa vụ của chúng ta. Lòng biết ơn không phải là những lời nói suông mà nó được thể hiện bằng những việc làm hành động cụ thể. Từ xưa đến nay nhân dân Việt Nam vẫn luôn nhớ tới cội nguồn, biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ, có cuộc sống ấm no. Toàn xã hội đã thể hiện lòng biết ơn bằng những việc làm cụ thể: Tiêu biểu nhất cho tấm lòng tri ân, gợi nhớ nguồn cội phải kể đến  ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 Âm Lịch nhằm ghi nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng.  Đặc biệt dù là trong những ngày đất nước khó khăn, phải đương đầu với đại dịch Covid – 19, thế nhưng hoạt động cúng giỗ vẫn được diễn ra một cách chu đáo và an toàn, chỉ là lược bỏ phần hội để tránh tụ tập đông người. Điều đó rõ ràng đã bộc lộ tấm lòng bết ơn sâu sắc của nhân dân Việt Nam trước 18 vị vua Hùng, dù khó khăn thì vẫn không quên nguồn cội. Để tưởng nhớ công lao của những anh hùng liệt sĩ đã vĩnh viễn nằm xuống và những thương bệnh binh chịu nhiều tổn hại sau chiến tranh, cả nước đã chọn ngày 27/7 là ngày thương binh liệt sĩ. Những ngày cúng giỗ trong gia đình, là ngày các thế hệ con cháu tưởng nhớ tới tổ tiên, ông bà, cha mẹ những người đã khuất, nhớ tới công ơn sinh thành vun vén cho gia đình để con cháu được thừa hưởng cuộc sống như ngày hôm nay. Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 để các thế hệ học trò nhớ ơn tới những người thầy cô đã dạy dỗ chúng ta nên người. Đảng và nhà nước ta cũng đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa như: xây dựng nhà tình thương, quan tâm, chăm sóc các bà mẹ Việt Nam anh hùng, hay ưu tiên, hỗ trợ cho con em thương binh liệt sĩ,…
       Lòng biết ơn trở thành chuẩn mực nền tảng của đạo đức con người. Sống có lòng biết ơn là lối sống lành mạnh, tích cực, mẫu mực trong cuộc sống của chúng ta. Người sống có lòng biết ơn luôn được người khác yêu mến, trân trọng và giúp đỡ trong cuộc sống. Vậy làm thế nào để có lòng biết ơn đối với những người khác? Luôn biết nói lời cảm ơn khi nhận được thành quả tốt đẹp từ người khác. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa trong xã hội. Thường xuyên thể hiện sâu sắc lòng biết ơn của bản thân đối với những người đã tạo dựng ra các thành quả lao động trong xã hội. Tuyên dương, ca ngợi và tôn vinh kịp thời, đúng lúc những hành động tốt đẹp trong cuộc sống xung quanh mình.Trân trọng các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể do cha ông để lại.  Ta cần phải có ý thức vun đắp và góp phần bảo vệ những thành quả đã đạt được, phải sử dụng chúng một cách đúng đắn và thiết thực, không được lãng phí. Không ngừng bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống ấy trong thời đại mới. Là một học sinh, để thực hiện lời dạy của cha ông ta, em tự nhắc mình phảiphấn đấu học tập tốt, rèn luyện nhân cách nhân phẩm trở thành người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước. Và chúng ta phải biết thực hiện tốt bổn phận của người làm con trong gia đình, có ý thức, hành động đền đáp nghĩa với những người đã có giúp đỡ mình. Đầu tiên ta cần biết hiếu thảo với cha mẹ, ông bà. Hãy luôn cố gắn để khiến cho người thân yêu tự hào về mình, đó là cách đền đáp công ơn sinh thành, dạy dỗ tốt nhất. Chúng ta cũng phải biết kính trọng, vâng lời thầy cô giáo. Hãy cố gắn tự nhắc nhở bản thân nhớ tới sự hi sinh của các vị anh hùng dân tộc ta mới được hưởng những ngày thái bình như hôm nay để cố gắng học tập thật tốt, xứng đáng là cháu ngoan bác Hồ.
         Đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” từ lâu đã trở thành một thước đo đạo đức của mỗi con người Việt Nam. Nó vẫn đang là một truyền thống quý báu mà mỗi người dân Việt Nam giữ gìn và phát huy. Thế nhưng trong xã hội ngày nay vẫn có rất nhiều kẻ đi ngược lại với phẩm chất quý báu đó của dân tộc ta. Đó là những kẻ quen với lối sống hưởng thụ, quen lối ăn chơi trên sự khó nhọc của người khác và tệ hơn họ không hề biết ơn mà còn coi thường sự khó nhọc ấy. Hằng ngày ta vẫn thấy trên báo đài đăng tin về việc con cái đánh đập, chửi bới ông bà cha mẹ; hay những hình ảnh bạn trẻ chà đạp, phá hoại các di tích lịch sử, những nếp sống văn hóa mà ông cha ta để lại; có kẻ còn thóa mạ và phủ định công lao của Đảng, nhà nước, của các bậc anh hùng đời trước đã ngã xuống vì tự do của tổ quốc,… Những kẻ đó cần bị lên án và bài trừ ra khỏi xã hội Việt Nam.Bản thân ta một một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, là một công nhântrong thời kì xã hội mới, ta phải cố gắng học tập thật nghiêm túc, cần cù lao động, tạo ra những thành quả không chỉ cho riêng chúng ta mà còn cho xã hội.Không chỉ có thế, chúng ta cò phải biết tiếp thu một cách có chọng lọc những tinh hoa của nhân loại để làm cho truyền thống văn hóa ta ngày càng phong phú
            Câu tục ngữ trên giúp chúng ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô,… với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quý báu và câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta.
    nếu ai mà báo cáo thì cho mik xin link ạ

    Trả lời
  2. Đề bài: Hãy chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý ” ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn”ình trình bày trong hình ạ.
    Bài mình tự làm, bạn tham khảo ạ ^^
       Sống theo đạo lí là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Trong đó, lòng biết ơn là một đạo lí sống luôn được đề cao. Hai câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn” chính là những lời tâm niệm thiêng liêng của con người Việt Nam về tình nghĩa ở đời. 
       Tuy là hai câu tục ngữ khac nhau, cách diễn đạt cũng khác nhau nhưng cả hai đều chứa đựng bài học luận lí về cách sống, về tình nghĩa cao đpẹ của người VN vs nhau. Khi ăn trái ngon ngọt, ta phải nhớ ơn những người đã dày công vun trồng, chăm sóc từ khi cây còn non đến lúc cây ra quả chín ngọt. Được uống nước ngon mát lành, mát lạnh, nhất định ta không được quên cội nguồn, nơi dòng nước chảy tới. Vẫn là đặc điểm quen thuộc của tục ngữ, vẫn là những hình ảnh tượng trưng độc đáo và hàm súc, vẫn là lời răn dạy về lòng biết ơn: người đc hưởng thành quả lao động thfi phải biết ơn người tạo ra thành quả đó, để có đc cuộc sống như ngày hôm nay, ta không đc quên ơn những người mang đến cho ta sự ấm no, hạnh phúc.
       Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây vốn đã đi vào đời sống, là nét đẹp trong phẩm chất của người Việt. Gần gũi là thờ ông bà tổ tiên mỗi khi Tết, giỗ trong mỗi gia đình để tỏ lòng biết ơn công lao hi sinh thành dưỡng dục của con cháu, rầm rộ hơn là những lễ hội được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc. Bác Hồ đã dạy “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác chau ta phải biết giữ lấy nước”, Vì thế:
         “Dù ai đi ngược về xuôi, 
    Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3″
        Cứ đến dịp lễ hội đền Hùng (Phú Thọ), nhân dân cả nước lại no nức kéo nhau về nơi quê cha đất tổ để tưởng nhớ công lao của các Vua Hùng. Ở mỗi làng, mỗi xóm đều diễn ra hoạt động hội làng đều đặn nhằm ghi nhớ công lao của các vị thành hoàng làng, tổ nghề, tổ sư.
       Sống theo đạo lí là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân VN xưa nay. Trong đó, lòng biết ơn là một đạo lí sống luôn đc đề cao. Hai câu tục ngữ : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn” chính là những lời tâm niệm thiêng liêng của con người VN về tình nghĩa ở đời. 
    @Love…

    Trả lời

Viết một bình luận