Ngữ Văn Lớp 7: giải thích câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim(Làm bài văn giúp ạ)

Câu Hỏi

Ngữ Văn Lớp 7: giải thích câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim(Làm bài văn giúp ạ)

Trả Lời

  1. hành công- điều mà ai cũng mong muốn có được, là đích đến mà mỗi người khát khao vươn tới. Tuy nhiên, để có được thành công không phải là điều dễ dàng mà đòi hỏi chúng ta phải có những phẩm chất cần thiết trong mọi hành động. Hiểu được giá trị của sự cố gắng, kiên trì trong công việc ông cha ta có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
    Vậy các bạn có hiểu thế nào là có công mài sắt, có ngày nên kim không? Đây là câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết, xét theo nghĩa đen thì sắt vốn là vật to lớn, rắn chắc, bề ngoài không được đẹp đẽ, có phần thô kệch, sần sùi. Trái ngược với sắt, kim là vật dụng vô cùng nhỏ bé, có bề ngoái sáng bóng, trơn nhẵn, đầu kim nhọn, đuôi kim có lỗ nhỏ, đây là vật dũng hữu ích trong đời sống con người. Một thanh sắt rắn chắc nếu được mài dũa từng ngày, thanh sắt sẽ mòn theo thời gian và tạo thành chiếc kim hữu dụng cho con người. 
    Xét theo nghĩa bóng, sắt là hình ảnh ẩn dụ cho những khó khăn, thử thách, trở ngại đòi hỏi chúng ta phải vượt qua. Chiếc kim là biểu tượng của thành công, là thành quả mà người chịu bỏ “công mài sắt” nhận được. Như vậy câu tục ngữ không chỉ là lời động viên mỗi người trước những khó khăn trên đường đời mà còn mang thông điệp đầy tích cực: Không có khó khăn nào không thể vượt qua. Có kiên trì, cố gắng ắt sẽ có thành quả.
    Cuộc sống không phải là một hành trình phẳng lặng, nơi đó luôn đặt ra trước mắt mỗi người những thách thức. Nó đòi hỏi chúng ta phải vượt qua những tảng đá lớn của khó khăn, của chông gai, thậm chí là những thất bại đầu tiên trong đời. Để vượt qua những “chướng ngại” ấy, không cách gì khác đòi hỏi bản thân mỗi người phải tự nỗ lực, dùng kiên trì, ý chí làm bàn đạp lật những vật cản số phận. Thành công chưa bao dễ dàng, để có được, ta phải đánh đổi rất nhiều thứ, đó là thời gian, là tuổi trẻ, là mồ hôi, là nước mắt, là sự hi sinh, là tinh thần nhẫn nại trong gian khó. Một con diều không thể bay cao nếu chúng không ngược gió, chú rùa sẽ không thể về đích nếu bỏ cuộc giữa chừng, thành quả  cũng khó có thể có được nếu không biết kiên trì, cố gắng. Mặt khác, thành quả đạt được nhờ vào sự kiên trì, bền chí thì càng có ý nghĩa, người đạt được nó không chỉ vui mừng, hạnh phúc mà còn thêm sự tự tin vì sự cố gắng của mình được đền đáp. Hơn thế nữa, những người có tính kiên nhẫn, biết kiên trì theo đuổi đam mê, chịu khó với công việc thì sẽ nhận được sự tin cậy, yêu quý, cảm phục và kính trọng từ mọi người. Đó cũng là động lực thúc đẩy mỗi người cố gắng hơn trong công việc.
    Vậy, theo mọi người, làm thế nào để có thể nuôi dưỡng, duy trì cho mình tính kiên trì trong cuộc sống? Các bạn ạ, “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, chúng ta hãy luôn lấy câu “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để làm kim chỉ nam trong mọi việc. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, các bạn cũng hãy kiên định với mục tiêu của chính mình, theo đuổi đến cùng mục đích đặt ra. Hãy kiên nhẫn với công việc, dùng bản lĩnh, ý chí để vượt qua thử thách, gặp thất bại đừng nản chí, dùng nghị lực để bước tiếp những hành trình mới. Các bạn hãy nhớ rằng, muốn thành công hãy kiên trì- kiên trì học hỏi, kiên trì cố gắng, kiên trì tự lập, kiên trì theo đuổi ước mơ của chính mình. Nếu bạn không muốn tiếp tục thất bại thì cách duy nhất là phải đương đầu, đối mặt với mọi thách thức bằng lòng kiên nhẫn và nghị lực của bản thân.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết:
    “ Gạo đem vào giã bao đau đớn
    Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
    Sống ở trên đời người cũng vậy
    Gian nan rèn luyện mới thành công”
    Hãy bỏ “công mài sắt” ngay từ hôm nay để đón nhận những thành công trong tương lai. Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” với hai vế đăng đối, cô đọng mà hàm súc một lần nữa khẳng định giá trị và vai trò của lòng kiên trì trong cuộc sống mỗi chúng ta. Lời khuyên bảo của cha ông thật sâu sắc, đáng gìn giữ để răn dạy con cháu mai sau.

    Trả lời

Viết một bình luận