Ngữ Văn Lớp 7: 1.Tìm và phân tích ngắn gọn giá trị biểu cảm của phép tu từ điệp ngữ, cho biết dạng điệp ngữ: a/ Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Ngữ Văn Lớp 7: 1.Tìm và phân tích ngắn gọn giá trị biểu cảm của phép tu từ điệp ngữ, cho biết dạng điệp ngữ: a/ Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Ngữ Văn Lớp 7: 1.Tìm và phân tích ngắn gọn giá trị biểu cảm của phép tu từ điệp ngữ, cho biết dạng điệp ngữ:
a/ Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
( Cảnh khuya – Hồ Chí Minh)
b/ Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
( “ Rằm tháng giêng” – Hồ Chí Minh)
c/ Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
(“ Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh)
d/ Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.( “ Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh)

0 bình luận về “Ngữ Văn Lớp 7: 1.Tìm và phân tích ngắn gọn giá trị biểu cảm của phép tu từ điệp ngữ, cho biết dạng điệp ngữ: a/ Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

  1. 1. a. Điệp ngư: lồng , dạng: điệp ngữ nối tiếp . Phân tích: nhấn mạnh cảm nghĩ của tác giả về cảnh trăng trong đêm

    b. Điệp ngữ: xuân. Dạng: điệp ngữ cách quãng. Phân tích: nhấn mạnh mạch cảm xúc cùa tác giả về cảnh mùa xuân trong đêm trăng đẹp.

    c. Điệp ngữ: nghe. Dạng: điệp ngữ cách quãng. Phân tích: nhấn mạnh mạch cảm xúc của tác giả về tiếng gà nhảy ổ

    d. Điệp ngữ: vì. Dạng: điệp ngữ cách quãng. Phâm tích: nhấn mạnh tinh thần chiến đấu của tác giả.

    Trả lời
  2. $a)$ Tiếng suối trong như tiếng hát xa
            Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
                            ( Cảnh khuya – Hồ Chí Minh)
    – Điệp ngữ “lồng”
    – Kiểu điệp ngữ: điệp ngữ cách quãng
    => Tác dụng: Gợi vẻ đẹp bức tranh có nhiều tầng lớp, lung linh, sống động
    $b)$ Rằm xuân lồng lộng trăng soi
            Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
                                             ( “ Rằm tháng giêng” – Hồ Chí Minh)
    – Điệp ngữ “xuân”
    – Kiểu điệp ngữ: điệp ngữ cách quãng
    => Tác dụng: mở ra khung cảnh bầy trời cao rộng, trong trẻo, tràn ngập ánh sáng. Nhấn mạnh vẻ đẹp thơ mộng và sức sống mùa xuân đang tràn ngập đất trời
    $c)$ Nghe xao động nắng trưa
            Nghe bàn chân đỡ mỏi
            Nghe gọi về tuổi thơ.
                         (“ Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh)
    – Điệp ngữ “nghe”
    – Kiểu điệp ngữ: điệp ngữ cách quãng
    => Tác dụng: nhấn mạnh, tạo nhạc điệu cho lời thơ diễn tả nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa
    $d)$  Cháu chiến đấu hôm nay
              Vì lòng yêu Tổ quốc
              Vì xóm làng thân thuộc
              Bà ơi cũng vì bà
              Vì tiếng gà cục tác
              Ổ trứng hồng tuổi thơ.
                               ( “ Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh)
    – Điệp ngữ “vì”
    – Kiểu điệp ngữ: điệp ngữ cách quãng
    => Tác dụng: nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người cháu, vì Tổ quốc, xóm làng, vì bà, tiếng gà, ổ trứng hồng. Thể hiện tình yêu quê hương đất nước tha thiết của người cháu
    #blink2k9

    Trả lời

Viết một bình luận