Ngữ Văn Lớp 6: Viết đoạn văn từ 10-15 câu ghi lại cảm xúc về bài thơ Chuyện cổ nước mình

Ngữ Văn Lớp 6: Viết đoạn văn từ 10-15 câu ghi lại cảm xúc về bài thơ Chuyện cổ nước mình

Ngữ Văn Lớp 6: Viết đoạn văn từ 10-15 câu ghi lại cảm xúc về bài thơ Chuyện cổ nước mình

0 bình luận về “Ngữ Văn Lớp 6: Viết đoạn văn từ 10-15 câu ghi lại cảm xúc về bài thơ Chuyện cổ nước mình”

  1. Bài tham khảo
    Một trong những nhà thơ nữ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam là Lâm Thị Mỹ Dạ. Khi đọc bài thơ “Chuyện cổ nước mình”, người đọc đã hiểu thêm về giá trị của những câu chuyện cổ nước mình.

    Nhà thơ đã bộc lộ một cách trực tiếp cho người đọc thấy được tình yêu dành cho chuyện cổ:

    “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
    Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
    Thương người rồi mới thương ta
    Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
    Ở hiền thì lại gặp hiền
    Người ngay thì được phật tiên độ trì”

    Tác giả đã ngợi ca “chuyện cổ” vừa “nhân hậu, lại tuyệt vời sâu xa”. Bởi đó là nơi để ông cha ta gửi gắm những bài học cho con cháu mai sau. Lối sống tình nghĩa thủy chung hay sống hiền lành, nhân hậu thật đáng quý biết bao. Những câu chuyện cổ còn là sợi dây gắn kết giữa thế hệ trước và thế hệ sau:

     
    “Mang theo truyện cổ tôi đi
    Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
    Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
    Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
    Đời cha ông với đời tôi
    Như con sông với chân trời đã xa
    Chỉ còn truyện cổ thiết tha
    Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”

    Trong hành trình của cuộc sống, “tôi” có được những câu chuyện cổ là hành trang vô cùng hữu ích. Tác giả đã giúp người đọc hiểu hơn về quá khứ của dân tộc mình. Thời gian qua có thể trải qua hàng thế kỉ, nhưng những câu chuyện cổ thì vẫn còn được kể lại từ đời này qua đời khác.

    Những câu thơ ngắn gọn nhưng giúp người đọc hình dung ra về truyện cổ tích với chàng Thạch Sanh thông minh, cô Tấm hiền lành hay anh chàng đẽo cày giữa đường…

    “Rất công bằng, rất thông minh
    Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
    Thị thơm thì giấu người thơm
    Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
    Đẽo cày theo ý người ta
    Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì”

    Thông qua những hình ảnh đó, tác giả muốn gửi gắm cho người đọc một bài học quen thuộc nhưng quan trọng: “Ở hiền gặp lành”. Cách sống của người dân Việt Nam từ ngàn đời này.

    “Chuyện cổ nước mình” đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa”trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. Bài thơ đã sử dụng những hình ảnh quen thuộc, ngôn ngữ giản dị để giúp người đọc hiểu hơn về “chuyện cổ”.

    Đọc thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích chuyện cổ nước mình. Người đọc cảm thấy vô cùng thích thú khi đọc bài thơ này.

    Trả lời

Viết một bình luận