Ngữ Văn Lớp 9: Em hãy viết thư gửi một vị lãnh đạo về vấn đề khủng hoảng khí hậu ( không quá 800 từ) Giúp mình với
Ngữ Văn Lớp 9: Em hãy viết thư gửi một vị lãnh đạo về vấn đề khủng hoảng khí hậu ( không quá 800 từ) Giúp mình với
Bởi
Ngữ Văn Lớp 9: Em hãy viết thư gửi một vị lãnh đạo về vấn đề khủng hoảng khí hậu ( không quá 800 từ)
Giúp mình với
0 bình luận về “Ngữ Văn Lớp 9: Em hãy viết thư gửi một vị lãnh đạo về vấn đề khủng hoảng khí hậu ( không quá 800 từ) Giúp mình với”
Kính gửi bác… Thủ tướng Chính phủ!
Cháu là… học sinh trường THCS trên địa bàn thành phố (Tự ghi). Hôm nay cháu xin gửi tới bác bức thư này để trình bày một vấn đề đặc biệt quan trọng liên quan tới cuộc sống của tất cả chúng ta.
Thưa bác, vấn đề khủng hoảng khí hậu toàn cầu vẫn luôn là vấn đề nóng hổi và nhức nhối, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống của người dân. Và nó hiện đang trở nên căng thẳng hơn khi thiên tai, dịch bệnh diễn ra ngày càng nhiều và khó ứng phó hơn.
Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Theo kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam, lượng mưa dự báo sẽ tiếp tục tăng trên phạm vi toàn quốc. Theo kịch bản trung bình, lượng mưa trung bình/năm vào đầu thế kỷ này có xu thế tăng ở hầu hết cả nước, phổ biến từ 5% – 10%; vào giữa thế kỷ có mức tăng từ 5% – 15%; trong đó, một số tỉnh ven biển đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ có thể tăng trên 20%. Đáng chú ý là vào cuối thế kỷ, mức tăng nhiều nhất có thể lên tới trên 20% và được phân bố ở Bắc Bộ, Trung Trung Bộ, một phần Nam Bộ và Tây Nguyên.
Về mực nước biển dâng trung bình ở Việt Nam có khả năng cao hơn mức trung bình toàn cầu. Theo kịch bản trung bình, đến năm 2050 là 22cm; năm 2100 là 53cm. Theo kịch bản cao, các số liệu của các thời điểm tương ứng lần lượt là 25cm và 73cm. Dự báo, nếu mực nước biển dâng 1m và không có các giải pháp ứng phó, khoảng 16,8% diện tích đồng bằng sông Hồng, 1,5% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận), 17,8% diện tích thành phố Hồ Chí Minh, 38,9% diện tích đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ ngập chìm trong nước.
Cháu biết rằng những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi biến đổi khí hậu là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với quốc gia, dân tộc, từ đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương, lực lượng tích cực, chủ động ứng phó trên mặt trận này và đạt nhiều kết quả quan trọng.
Cháu mong rằng, thời gian tới Chính phủ Việt Nam sẽ quan tâm hơn nữa đến việc triển khai thực hiện các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cũng như đẩy mạnh việc nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến một số lĩnh vực, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch hành động ứng phó thường xuyên.
Cùng với đó là năng lực dự báo, cảnh báo, tổ chức thực hiện cùng điều kiện, phương tiện phòng, chống thiên tai ở các khu dân cư, nhất là tại các vùng có nguy cơ cao về thiên tai.
Các chương trình, dự án về tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng mới, tái tạo (năng lượng gió, mặt trời, nhiên liệu sinh học) cùng các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cần được triển khai tốt hơn nữa.
Việc thực hiện chương trình giảm mất và suy thoái rừng nhằm giữ khả năng hấp thụ khí nhà kính của hệ sinh thái rừng cũng cần được quan tâm nhiều hơn nữa.
Cuối cùng, cháu xin cảm ơn bác vì đã đọc hết bức thư này!
Cháu tên là ….. đang theo học trường….. tại Việt Nam
Trước tiên cho cháu xin được gửi lời chào và lời chúc sức khỏe đến ông. Cháu được biết về ông là một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới. Và ông cũng là người có ảnh hưởng đối với nhiều người và đối với thế giới. Ông là chủ của hãng xe điện Tesla nổi tiếng nhất hiện nay, chiếc xe đó không chỉ là tiên phong công nghệ mới mà nó còn bảo vệ được môi trường. Vậy nên cháu muốn viết bức thư này để muốn nói về vấn đề khủng hoảng khí hậu như hiện nay.
Chắc mỗi ngày ông và cháu đều đã xem, đọc được những thông tin không được tốt về khí hậu thế giới đang ngày càng khủng hoảng hơn. Việc khủng hoảng này đã có từ lâu chứ không phải bây giờ mới có. Khi mà dân số thế giới tăng lên một cách chóng mặt thì việc ô nhiễm môi trường, ô nhiêm không khí, ô nhiễm nước, đất,… là điều tất nhiên. Nếu một người dân của chúng ta biết bảo vệ môi trường thì chắc rằng sẽ không gây khủng hoảng khí hậu như hiện nay.
Việc sản xuất xe ô tô điện của ông cũng là một việc làm tiên tiến để bảo vệ khí hậu tránh những tác hại mà xe ô tô chạy bằng xăng, dầu hiện nay vẫn mang đến. Như việc xả các khí thả ra môi trường. Người ta gọi những chiếc xe đó là xe xanh. Không chỉ bảo vệ không khí khi mà ô tô xanh chạy bằng điện hoàn toàn không tạo ra khí thải carbon dioxide khi lái xe. Các nhà nghiên cứu môi trường đánh giá, chỉ cần một chiếc xe ô tô xanh chạy trên đường trong hơn một năm có thể tiết kiệm trung bình 1,5 triệu gam CO2. Không những vậy nó còn giảm ô nhiễm tiếng ồn.
Những ô nhiễm khi đều khiến cho khí hậu thay đổi chóng mặt. Con người chúng ta đang phải gánh chịu những sự khủng hoảng đó. Bão, lũ lụt, động đất, sóng thần,… khiến cho chúng ta thiệt hại rất nặng nề về người và của. Chúng ta đã rất khó khăn khi phải chống trọi với dịch bệnh nhưng nó không nguy hiểm nhưng việc khủng hoảng khí hậu.
Chắc hẳn chúng ta đang đối mặt với nó khi mà nhìn nơi nắng nóng kéo dài, nhiệt độ lên cao chưa từng thấy, hay có khi nó lại lạnh cóng, tuyết bao phủ, nhiệt độ xuống âm mấy chục độ. Điều đó khí cho mọi người không thể nào có thể ứng phó hay thích ứng với nó được.
Vậy nên bức thư này cháu mong ông – là người có tiếng nói, là người truyền cảm hứng cho mọi người có thể chúng ta bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái Đất của chúng ta trước khi bị tàn phá nặng nề của khí hậu. Chúng ta hãy cùng chung tay làm điều đó, mỗi người góp sức thì sẽ có thể biến những điều không thể thành có thể.
Cháu xin cảm ơn ông đã bớt chút thời gian để đọc bức thư này!
0 bình luận về “Ngữ Văn Lớp 9: Em hãy viết thư gửi một vị lãnh đạo về vấn đề khủng hoảng khí hậu ( không quá 800 từ) Giúp mình với”