Ngữ Văn Lớp 8: viết một đoạn văn tổng phân hợp 10 đến 12 câu phân tích khổ cuối bài thơ ”quê hương” của tế hanh để làm rõ nỗi nhớ quê của người con xa quê. trong đoạn có sử dụng một câu ghép. gạch chân và chỉ rõ
CẤM CHÉP MẠNG
-
Tình cảm yêu quê hương của thi nhân được bộc lộ rõ nhất ở khổ thơ cuối bài. Phác kể về hoàn cảnh của bản thân xa quê, Tế Hanh đã thể hiện trực tiếp nỗi nhớ khôn nguôi của người con khi xa cách:“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớMàu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôiThoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơiTôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”Với lời thơ giản dị, tác giả đã thể hiện trực tiếp nỗi nhớ nồng hậu, cụ thể, chân thành, da diết của mình với quê hương. Tả về hương vị lao động làng chài chính là ông nhớ đến cháy lòng hương vị riêng đầy quyến rũ của quê hương. Dường như, nỗi nhớ quê hương của ông không những bắt nguồn từ những gì ông nhìn thấy”màu nước xanh”, “cánh buồm vôi” mà những gì ông miêu tả, ông kể còn là mùi vị xa xăm của biển cả. Nhà thơ đã cảm nhận được chất thơ trong cuộc sống lao động hằng ngày nên hình ảnh thơ mới khỏe khoắn, mang hơi thở của cuộc sống đến vậy. Sự gắn bó máu thịt ấy, nỗi nhớ ấy đã kết thành tình yêu quê hương đặc biệt được Tế Hanh gửi gắm trong bốn dòng thơ.*phân tích câu ghép:CN1: nhà thơVN1: đã cảm nhận được chất thơ trong cuộc sống lao động hằng ngày.CN2: hình ảnh thơVN2: mới khỏe khoắn, mang hơi thở của cuộc sống đến vậy.