Ngữ Văn Lớp 8: Viết đoạn văn quy nạp 12 câu phân tích nhân vật cai lệ .Trog đoạn văn có sd câu bị động và phép thế (chú thích)
Ngữ Văn Lớp 8: Viết đoạn văn quy nạp 12 câu phân tích nhân vật cai lệ .Trog đoạn văn có sd câu bị động và phép thế (chú thích)
Ngay từ lúc bắt đầu tác phẩm dù chưa nhắc đến bóng dáng cai lệ ta vẫn có thể cảm nhận được sự độc ác của hắn đến nhường nào khi thấy tình cảnh anh Dậu kiệt quệ sức lực lẫn tinh thần. Sau khi chị Dậu nấu cháo xong, chưa kịp chạm lưỡi thì cai lệ sầm sập đến: roi song, tay thước,…
Một thái độ hung hãn, hành động ngông cuồng không hề giống những người thu thuế bình thường, không mang sách bút ghi chép lại là những vũ khí thường xuyên chà đạp lên thân thể con người, nhuốm máu, mồ hôi người nông dân nghèo khổ. Rồi quát lớn, thúc tiền sưu trong khi gia cảnh nhà chị Dậu khốn cùng đến nỗi phải bán đứa con đầu lòng và ổ chó chưa mở mắt.
Bản chất hống hách, hách dịch, kiêu ngạo được Ngô Tất Tố bóc trần. Chị Dậu dù rất lễ phép, xưng cháu ông nhưng cai lệ “trợn ngược hai mắt” vô lương tâm mà chửi mắng, sỉ vả chị. Sự thiếu học, vô đạo đức được thể hiện rõ ràng trên con người này.
Mặc cho sự đau ốm của anh Dậu, cai lệ bắt tên người nhà lí trưởng trói về. Đối với một tên hầu lí vẫn có chút sợ hãi không dám làm nhưng tên cai “giật phắt cái dây thừng”, “chạy sầm sập” trói anh Dậu. Sự vô nhân đạo, lòng lang dạ thú được bóc mẽ từ đây.
Cai lệ là tên vô cùng hèn hạ. Ngay cả phụ nữ cũng dám ra tay “bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch”, “tát vào mặt”. Dù có là tay sai cho bọn lí, dù là trong xã hội bất công này tên cai ấy cũng chỉ là một con người bình thường, xuất thân cũng từ người nông dân nghèo khổ. Bởi vì đâu mà hắn mất hết tính người, đạo đức cơ bản đối nhân xử thế rồi trở nên tay khát máu tàn bạo không khác gì bọn súc sinh cầm thú.
Cai lệ là hình nhân tiêu biểu cho tầng lớp thống trị đen tối xấu xa, tham lam vắt kiệt từng hơi thở nguồn sống cỏn con của những con người vô tội bất hạnh. Ngô Tất Tố đã xây dựng khéo léo thành công nhân vật phản diện cai lệ để nhằm nổi bật nội dung tư tưởng của của đoạn trích.
Ngay từ lúc bắt đầu tác phẩm dù chưa nhắc đến bóng dáng cai lệ ta vẫn có thể cảm nhận được sự độc ác của hắn đến nhường nào khi thấy tình cảnh anh Dậu kiệt quệ sức lực lẫn tinh thần. Sau khi chị Dậu nấu cháo xong, chưa kịp chạm lưỡi thì cai lệ sầm sập đến: roi song, tay thước,…
Một thái độ hung hãn, hành động ngông cuồng không hề giống những người thu thuế bình thường, không mang sách bút ghi chép lại là những vũ khí thường xuyên chà đạp lên thân thể con người, nhuốm máu, mồ hôi người nông dân nghèo khổ. Rồi quát lớn, thúc tiền sưu trong khi gia cảnh nhà chị Dậu khốn cùng đến nỗi phải bán đứa con đầu lòng và ổ chó chưa mở mắt.
Bản chất hống hách, hách dịch, kiêu ngạo được Ngô Tất Tố bóc trần. Chị Dậu dù rất lễ phép, xưng cháu ông nhưng cai lệ “trợn ngược hai mắt” vô lương tâm mà chửi mắng, sỉ vả chị. Sự thiếu học, vô đạo đức được thể hiện rõ ràng trên con người này.
Mặc cho sự đau ốm của anh Dậu, cai lệ bắt tên người nhà lí trưởng trói về. Đối với một tên hầu lí vẫn có chút sợ hãi không dám làm nhưng tên cai “giật phắt cái dây thừng”, “chạy sầm sập” trói anh Dậu. Sự vô nhân đạo, lòng lang dạ thú được bóc mẽ từ đây.
Cai lệ là tên vô cùng hèn hạ. Ngay cả phụ nữ cũng dám ra tay “bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch”, “tát vào mặt”. Dù có là tay sai cho bọn lí, dù là trong xã hội bất công này tên cai ấy cũng chỉ là một con người bình thường, xuất thân cũng từ người nông dân nghèo khổ. Bởi vì đâu mà hắn mất hết tính người, đạo đức cơ bản đối nhân xử thế rồi trở nên tay khát máu tàn bạo không khác gì bọn súc sinh cầm thú.
Cai lệ là hình nhân tiêu biểu cho tầng lớp thống trị đen tối xấu xa, tham lam vắt kiệt từng hơi thở nguồn sống cỏn con của những con người vô tội bất hạnh. Ngô Tất Tố đã xây dựng khéo léo thành công nhân vật phản diện cai lệ để nhằm nổi bật nội dung tư tưởng của của đoạn trích.