Ngữ Văn Lớp 8: viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh người chiến sĩ cách mạng qua bài thơ đi đường của Hồ Chí Minh
Ngữ Văn Lớp 8: viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh người chiến sĩ cách mạng qua bài thơ đi đường của Hồ Chí Minh
Bởi
Ngữ Văn Lớp 8: viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh người chiến sĩ cách mạng qua bài thơ đi đường của Hồ Chí Minh
0 bình luận về “Ngữ Văn Lớp 8: viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh người chiến sĩ cách mạng qua bài thơ đi đường của Hồ Chí Minh”
Bác Hồ – vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam,cuộc đời và sự nghiệp của Bác là một tấm gương sáng, là bài học vô cùng quý giá cho mọi thế hệ noi theo.Bài thơ “Đi đường” của Bác là một minh chứng hùng hồn về một nhân cách cao đẹp trong con người của Bác. Có lẽ, trên thế giới ít có vị lãnh tụ nào phải chịu nhiều cảnh tù đày khổ đau như Bác.Bài thơ “Đi đường” ra đời trong những năm tháng tù đày đầy gian khổ của Bác. Bác phải chịu đau đớn tột cùng về thể xác bởi đường đi có rất nhiều gian khổ, “Đi đường mới biết gian lao/Núi cao rồi lại núi cao trập trùng” đường đi chuyển lao gian khó cũng có nghĩa là con đường hoạt động cách mạng nhiều gian khó.Hình ảnh “núi cao rồi lại núi cao trập trùng” gợi đến những cảnh tù đày với những giam cầm…nhưng vượt lên tất cả tâm hồn Bác tỏa sáng bởi tấm lòng rộng mở với thiên nhiên và đặc biệt là bởi sự lạc quan với tầm nhìn lãnh tụ .Chỉ điều đó mới giúp Bác vượt qua tất cả những đau đớn về thể xác để đạt tới niềm tự hào, sung sướng khi được đứng từ trên đỉnh cao chiêm ngưỡng sự hùng vĩ bao la của nước non, vũ trụ. Người không bị cái nhọc nhằn của thể xác lấn át đi ước mơ, khát vọng và lý tưởng mà ngược lại, đã vượt qua gian lao để khẳng định ý chí bền bỉ sắt đá và niềm lạc quan tin tưởng vào cách mạng của bản thân mình .Đó là tinh thần “thép” là vẻ đẹp tâm hồn Bác..Từ bài thơ Người đọc có thể cảm nhận hình ảnh Bác vừa có thần thái ung dung, bình tĩnh của một bậc tiên phong đạo cốt vừa có nét kiên cường rắn rỏi đầy lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng. Vì thế bài thơ thật sự là một đóa hoa đáng trân trọng của văn học Việt Nam.
Bác Hồ – vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam,cuộc đời và sự nghiệp của Bác là một tấm gương sáng, là bài học vô cùng quý giá cho mọi thế hệ noi theo.Bài thơ “Đi đường” của Bác là một minh chứng hùng hồn về một nhân cách cao đẹp trong con người của Bác. Có lẽ, trên thế giới ít có vị lãnh tụ nào phải chịu nhiều cảnh tù đày khổ đau như Bác.Bài thơ “Đi đường” ra đời trong những năm tháng tù đày đầy gian khổ của Bác. Bác phải chịu đau đớn tột cùng về thể xác bởi đường đi có rất nhiều gian khổ, “Đi đường mới biết gian lao/Núi cao rồi lại núi cao trập trùng” đường đi chuyển lao gian khó cũng có nghĩa là con đường hoạt động cách mạng nhiều gian khó.Hình ảnh “núi cao rồi lại núi cao trập trùng” gợi đến những cảnh tù đày với những giam cầm…nhưng vượt lên tất cả tâm hồn Bác tỏa sáng bởi tấm lòng rộng mở với thiên nhiên và đặc biệt là bởi sự lạc quan với tầm nhìn lãnh tụ .Chỉ điều đó mới giúp Bác vượt qua tất cả những đau đớn về thể xác để đạt tới niềm tự hào, sung sướng khi được đứng từ trên đỉnh cao chiêm ngưỡng sự hùng vĩ bao la của nước non, vũ trụ. Người không bị cái nhọc nhằn của thể xác lấn át đi ước mơ, khát vọng và lý tưởng mà ngược lại, đã vượt qua gian lao để khẳng định ý chí bền bỉ sắt đá và niềm lạc quan tin tưởng vào cách mạng của bản thân mình .Đó là tinh thần “thép” là vẻ đẹp tâm hồn Bác..Từ bài thơ Người đọc có thể cảm nhận hình ảnh Bác vừa có thần thái ung dung, bình tĩnh của một bậc tiên phong đạo cốt vừa có nét kiên cường rắn rỏi đầy lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng. Vì thế bài thơ thật sự là một đóa hoa đáng trân trọng của văn học Việt Nam.
0 bình luận về “Ngữ Văn Lớp 8: viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh người chiến sĩ cách mạng qua bài thơ đi đường của Hồ Chí Minh”