Ngữ Văn Lớp 7: chứng minh nhân dân Việt Nam luôn sống theo đạo lí uống nước nhớ nguồn
Ngữ Văn Lớp 7: chứng minh nhân dân Việt Nam luôn sống theo đạo lí uống nước nhớ nguồn
Bởi
Ngữ Văn Lớp 7: chứng minh nhân dân Việt Nam luôn sống theo đạo lí uống nước nhớ nguồn
0 bình luận về “Ngữ Văn Lớp 7: chứng minh nhân dân Việt Nam luôn sống theo đạo lí uống nước nhớ nguồn”
MB: Biết ơn là một truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc VN. Bởi vậy người xưa có câu tục ngữ :
”Uống nước nhớ nguồn”
Gthích: Câu tục ngữ có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Trong câu tục ngữ có nhắc đến ”uống nước” là thừa hưởng ngụm nước ngon ngọt thì ta phải hiểu nước ấy từ đâu mà có. Tức đó là thành quả lao động của thế hệ trước. Còn ”nguồn” là nơi bắt đầu dòng nước, nơi xuất phát dòng nước tức là người tạo ra thành quả cho người khác hưởng thụ. ”Nhớ” là tâm trạng hướng tới nhớ về thể hiện lòng biết ơn. Như vậy câu tục ngữ ngắn gọn đã đã nhắc nhở chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải biết nhớ tới người đã tạo ra thành quả cho chúng to hưởng thụ. Đó chính là truyền thống tốt đẹp, là đạo lý làm người của nhân dân ta.
Chứng minh:
– Thật vậy nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý biết ơn. Từ xa xưa các thổ dân đã biết sống thành bộ tộc để bảo vệ đất đai. Hay trong mỗi gia đình lòng biết ơn đã ăn sâu vào mỗi con người. Gần gũi và thân mật mỗi dịp tết đến xuân về trên bàn thờ tổ tiên đều có hương trầm đèn nế, những thứ ngon vật là để tỏ lòng biết ơn tới ông bà tổ tiên. Đối với con cháu còn tổ chức mừng thọ, chúc phúc cho ông bà cha mẹ. Đó là những hành động cụ thể để tỏ ra người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.
– Trong cuộc sống, lòng biết ơn cũng ăn sâu vào mỗi con người VN. Hằng năm cứ vào ngày 10 tháng 3 âm lịch nhân dân ta lại long trọng tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương để tỏ lòng biết ơn tới những vị anh hùng có công dựng nước giữ nước. Nhân dân từ Bắc chí Nam, từ miền ngược đến miền xuôi đều nô nức kéo về nơi quê cha đất tổ dâng hương tưởng nhớ ông bà tổ tiên.
– Trong kháng chiến nhân dân ta đã tỏ lòng biết ơn tới những vị anh hùng hy sinh bảo vệ tổ quốc. Chúng ta có cuộc sống ấm no như ngày hôm nay phải kể đến các tấm gương tiêu biểu : Bà Trưng, Bà triệu, Nguyễn Trãi… đều được trở thành tên trường, tên đường. Nó đã nhắc nhỏ ta sự đóng góp to lớn cho đất nước.
– Thanh thiếu niên còn có phong trào đền ơn đáp nghiz như phong trào Trần Quốc Toản, Áo lụa tặng bà, giúp đỡ gia đình liệt sĩ, nghìn năm bát hương cho ngĩa trang Trường Sơn. Đó là những hành động của thanh thiếu niên để thể hiện lòng biết ơn đối với người đã khuất.
Đánh giá, mở rộng, nâng cao: Rõ ràng là nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý ân tra nghĩa đền. Biết ơn chính là phẩm chất tốt đẹp mà ai ai cũng phải có. Vì vậy khi ta hưởng thụ thành quả thì phải biết ghi nhớ công ơn người tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Nhưng ngày nay còn 1 số kẻ vong ân bội ngĩa không có lòng biết ơn. Những người đó đáng lên án và phê phán. Chính vì vậy nhân dân ta đã khuyên chúng ta 1 bài học quý giá :
” Ăn quả nhơ kẻ trồng cây”
KB: Như vậy câu tục ngữ ngắn gọn đã nhắc nhở chúng ta phải biết thẻ hiện lòng biết ơn với nhũng người tạo ra thành quả cho at hưởng thụ. Là học sinh em luôn coi câu tục ngữ là 1 chân lý đúng và cố gắng phát huy.
Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay luôn giữ gìn và phát huy được nhiều truyền thống tốt đẹp. Nổi bật trong số đó là tình cảm ân nghĩa, luôn biết ơn và kính trọng cội nguồn, tổ tiên. Truyền thống đó đã được thể hiện qua hai câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
“Uống nước nhớ nguồn” muốn nói rằng khi được hưởng dòng nước mát thì hãy nhớ tới nơi khởi đầu cho ta dòng nước đó. Còn “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có nghĩa là khi con người được thưởng thức những loại quả thơm ngon, hãy biết nhớ đến người đã trồng cây, vất vả chăm sóc để cây ra trái ngọt. Tư những câu tục ngữ trên nhắn nhủ ta về lòng biết ơn đối với con người trong cuộc sống. Hãy luôn biết ơn những người lao động, những người thừa hưởng thành quả lao động phải luôn biết trân trọng và biết ơn. Hay nói một cách khác là ta cần biết ơn đối với những người đã đem lại cho ta cuộc sống ấm no và hạnh phúc.
Chúng ta được sinh ra, lớn lên và được nuôi dưỡng, được có những quyền cơ bản của một con người, được phát triển một cách toàn diện. Đó đều là nhờ công lao sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Đến trường, ta được tiếp cận với những nền tri thức mới, được mở mang hiểu biết, đó đều là nhờ công sức của những thầy cô giáo, những người chèo đò chở chúng ta cập bến bờ tri thức. Rồi đó còn là những con người khác trong xã hội. Họ là bác sĩ, những người chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho chúng ta. Họ là những người công nhân, kĩ sư đang ngày đêm miệt mài làm việc để đem lại thành quả cho mọi người. Họ là những cô lao công vẫn cặm cụi đêm ngày làm vệ sinh môi trường để chúng ta có cuộc sống trong lành, không khí tuyệt vời. Hay họ là những anh bộ đội, chiến sĩ đang ngày đêm canh gác để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ tự do, độc lập cho dân tộc… Họ đều là những con người bình thường nhưng mang những nhiệm vụ phi thường. Họ đã mang cả trí tuệ, sức khỏe và cả tinh thần để cống hiến cho đất nước ngày một tươi đẹp hơn. Chúng ta phải nhớ tới họ, phải biết ơn họ vì đây chính là những truyền thống văn hóa, nét đẹp tinh thần không thể thiếu của con người, dân tộc Việt Nam.
Để thể hiện lòng biết ơn, có rất nhiều cách khác nhau: Tưởng nhớ công lao của những anh hùng liệt sĩ đã có công với đất nước, những thương binh đã chiến đấu vì Tổ quốc, hằng năm chúng ta có ngày 27/7 để thể hiện lòng biết ơn. Một việc làm nhỏ như thắp một nén nhang, cài một bông hoa để tưởng nhớ những liệt sĩ cũng là một cách để thể hiện lòng biết ơn. Nhà nước ta cũng đã có những chủ trương, chính sách đối với những người có công với đất nước để thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với họ. Ngày 27/2 hàng năm được chọn là ngày tri ân đối với những người thầy thuốc Việt Nam. Họ là những con người dùng cái tâm, cái đức của mình để chăm lo sức khỏe cho mọi người. Một lời chúc ý nghĩa như một sự tri ân đến với những người thầy thuốc tận tâm. Ngày 20/11 lại được biết đến như ngày tri ân đối với các thầy cô giáo, những người đã dốc hết tâm trí và tài năng của mình để mang kho tàng tri thức đến với các học sinh. Ngày 22 tháng 12 lại là ngày Quân đội nhân dân để thể hiện sự biết ơn đối với những người làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Ngày 8 tháng 3, 20 tháng 10 là những ngày chúng ta tri ân những người phụ nữ Việt Nam, những người bà, những người mẹ, những chị gái, những em gái… đã hi sinh cả cuộc đời để trở thành hậu phương vững chắc của mỗi gia đình… Còn nhiều, nhiều những công việc, những con người nữa chưa được nhớ mặt đặt tên, chưa có cho mình một ngày kỉ niệm. Vậy chúng ta hãy thể hiện sự biết ơn của mình đối với họ trong những ngày bình thường nhất, cho những con người phi thường nhất.
Những thành quả có được là nhờ sức lao động bền bỉ của con người. Như hoa thơm, quả ngọt trên cành, dẫu có tự nhiên nhưng thơm ngọt là nhờ có sự vun xới của con người. Người trồng cây là người gieo giống vun trồng đổ mồ hôi công sức để cây ra hoa kết trái. Không có người trồng cây thì không có cây xanh, không có trái ngọt. Từ trồng cây đến khi cây có trái là một quá trình lâu dài đầy vất vả, gian nan của người trồng cây. Vì vậy khi được ăn quả thì người ăn quả không thể không nhớ người trồng cây.
0 bình luận về “Ngữ Văn Lớp 7: chứng minh nhân dân Việt Nam luôn sống theo đạo lí uống nước nhớ nguồn”