Ngữ Văn Lớp 6: Viết bài văn tả con sông quê em (con sông nào ở Hải Phòng ý ak)
Ngữ Văn Lớp 6: Viết bài văn tả con sông quê em (con sông nào ở Hải Phòng ý ak)
Bởi
Ngữ Văn Lớp 6: Viết bài văn tả con sông quê em (con sông nào ở Hải Phòng ý ak)
0 bình luận về “Ngữ Văn Lớp 6: Viết bài văn tả con sông quê em (con sông nào ở Hải Phòng ý ak)”
Quê hương! Hai tiếng nghe sao thân thương mà rất đỗi quen thuộc với chúng ta. Và chắc hẳn trong trái tim của mỗi người quê hương mang theo mọi vẻ đẹp rất riêng, nên thơ, đằm thắm, chữ tình qua các hình ảnh mái đình, lũy tre, giếng nước. Nhưng với em dòng sông Đa Độ luôn là một phần tuổi thơ em.
Sông Đa Độ là một nhánh của hệ thống sông Thái Bình, phần lớn chảy qua địa bàn Hải Phòng. Khi ghé thăm mảnh đất Kiến An anh hùng này, nó chảy êm ả, dịu dàng như cho mọi người ngắm nghía vẻ đẹp của nó. Nhìn từ xa, sông Đa Độ như một dải lụa, uốn lượn giữa màu xanh đằm thắm của đất trời, núi rừng nơi đây. Dọc hai bên bờ sông là những bãi mía, bãi ngô, cánh đồng lúa xanh mát. Xa xa, khuất sau những lũy tre là những bãi cói rộng thênh thang như một tấm thảm khổng lồ xanh mơn mởn đó được phù sa sông bồi đắp.
Khi ông mặt trời thức dậy, bầu trời trở nên trong xanh cao vời vợi, điểm xuyết những đám mây trắng đang lững lờ trôi. Đây cũng là lúc dòng sông trở nên trong vắt, hiền hòa đến lạ. Khung cảnh mây trời, cây cối xung quanh đều được phản chiếu trên mặt của dòng sông. Thỉnh thoảng, những cơn gió nhè nhẹ thổi khiến cho mặt nước phẳng lặng ấy cuộn lên những lớp sóng nhỏ xô vào nhau, lăn tăn cuốn vào bờ tạo ra những âm thanh nho nhỏ nghe thật vui tai. Vào mỗi buổi sáng, dòng sông cũng xao động bởi những chuyến đò qua lại, đó là hình ảnh của những người chài lưới, đánh bắt cá trên sông. Thậm chí còn là sự xuất hiện của những bác ngồi câu cá, những người nông dân làm việc ở hai bên bờ sông,… Tiếng trò chuyện râm ran, tiếng cười, tiếng nói vang vọng ở hai bên bờ sông. Tất cả những hình ảnh đó đã tạo nên khoảnh khắc đẹp nhất của dòng sông Đa Độ vào buổi sáng.
Vẻ đẹp của dòng sông cứ tiếp diễn đến trưa khi những tia nắng của mặt trời xổ lồng nhảy nhót khắp nơi, mặt sông được nhuộm màu vàng nắng tựa như dát bạc lấp lánh. Không gian lúc này thật tĩnh lặng, chỉ có một làn gió nhẹ thổi qua. Lướt trên mặt sông đủ để đánh thức những hàng cây và lũ chim đang ngủ say sưa ở bên cạnh. Dòng sông lúc này dịu dàng biết bao nhiêu giống như một người mẹ đang nâng niu và chăm sóc những đứa con của mình. Thỉnh thoảng một vài chú cá nhao lên đớp mồi tạo ra những tiếng động… Xa xa, một vài chú bói cá, một vài anh cò trắng liệng xuống dòng sông như muốn ngắm mình dưới nước khiến cho cảnh dòng sông Đa Độ càng thêm thơ mộng và dạt dào cảm xúc
Khi ánh mặt trời dịu dần, chỉ còn xót một vài tia nắng vàng, lúc này ông trở về với lớp áo dản dị. Là nơi đẻ trẻ con chúng em vui đùa, tắm mát dưới dòng sông. Nhảy nhót cùng với những ngọn sóng, văng nước tứ tung lên những hàng cây, kẽ lá. Các bà, các mẹ nói chuyện đông vui, tấp nập. Thỉnh thoảng xen lẫn tiếng cười khanh khách của lũ trẻ con. Sông ôm chúng tôi vào lòng, che chở cho những đứa trẻ vui tươi và nghịch ngợm ấy. Lúc hoàng hôn đến, vầng thái dương cũng sắp khuất. Dòng sông Đa Độ mang một màu đỏ sẫm. Những chú cá lúc này cũng đang vội vã tung tăng trở về nhà sau một ngày kiếm ăn vất vả làm cho mặt nước xao động. Cảnh dòng sông Đa Độ hiện lên thật duyên dáng, thanh bình như khoác trên mình một tấm dải lụa mềm mại với muôn ngàn sợi tơ đỏ.
Nhưng đẹp nhất vẫn là khi được ngắm dòng sông Đa Độ vào buổi tối. Khi trăng lên cao sáng ngời, tròn vành vạch như một chiếc đĩa bạc soi bóng xuống dòng sông. Lúc này, Đa Độ như một tấm thảm nhung đen nhận được ánh sáng dịu nhẹ từ trăng khiến nó càng trở nên lấp lánh. Càng về đêm, gió thổi lồng lộng cùng cùng với hơi nước từ dòng sông bốc lên hòa với tiếng ồn ào, xào xạc của cây lá hai bên bờ cùng với những âm thanh tóp tép của những đàn cá đớp mồi dưới nước. Tất cả đã xua tan đi cái vắng lặng cho không gian tĩnh mịch về đem. Khung cảnh dòng sông Đa Độ càng trở nên thanh bình và nên thơ biết mấy.
Dòng sông Đa Độ không chỉ tô thêm vẻ đẹp cho mảnh đất Kiến An anh hùng mà nó còn là biểu tượng cho quê hương Hải Phòng: cung cấp phù sa, cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu; là nơi trú ngụ của các loài động thực vật, cung cấp thủy sản,… Đặc biệt còn là nơi lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ em. Có một kỉ niệm ở dòng sông mà em mãi không quên đó là: mỗi khi chiều tà, em thường cùng các bạn dưới quê rủ nhau ra sông vớt rác để giúp sông trở nên sạch sẽ và đẹp đẽ hơn. Chúng em đang cố gắng làm những hành động nhỏ để góp phần giữ gìn dòng sông, mong rằng từ hành động nhỏ đó mọi người sẽ ý thức được việc xả rác vào dòng sông là không đúng , mọi người hãy ra sức giữ gìn cho nguồn nước trong xanh, sạch đẹp, cũng chính là giúp cho sức khỏe của mọi người tốt hơn, giúp cho làng quê thêm đẹp. Để dòng sông mát lạnh luôn là người bạn của làng quê.
Dù mai này có rời xa nơi đây, em cũng sẽ không bao giờ quên được dòng sông Đa Độ thân yêu. Bởi vì nó là một phần tươi đẹp trong kí ức tuổi thơ trong sáng và hồn nhiên của mình. Em yêu dòng sông, em yêu mảnh đất Kiến An anh hùng.
Gửi bạn ak, con sông này có ở Hải Phòng nhé, nó ở Kiến An ak
Hồ Tam Bạc được biết đến như một nét đẹp nổi bật của Thành phố Hoa Phượng Đỏ. Mỗi người mỗi cảm nhận, người bảo hồ đẹp nhất khi trăng lên, người bảo lúc hoàng hôn xuống Nhưng tôi thì thấy hồ Tam Bạc đẹp nhất vào mỗi buổi sớm mai.
Sớm Tinh mơ, từ trên cao nhìn xuống, hồ Tam Bạc như một chiếc gương khổng lồ, sáng long lanh giữa không gian rộng lớn. Màn sương đêm mờ ảo như một tấm chăn voan mỏng hồ khoác lên, ngủ im lìm. Một vài dàn đèn lê-ông còn thức, thắp sáng 1 góc nhỏ. Bầu trời lúc này chưa trong xanh, cao vợi mà trắng bạc, nhiều mây lấp lánh vài vì sao thức thâu đêm. Mặt trăng Muộn vẫn còn lang thang dạo chơi với những đám mây trắng xốp trên trời cao. Không gian thật huyền ảo, thơ mộng! Làn gió buổi sớm chớm hè se se, man mát cố lay mọi vật tỉnh giấc. Hàng phượng dọc 2 bờ hồ rủ bóng, nhắm nghiền mắt, ngủ say. Tất cả bọn trẻ đều ngủ ngon lành thì bác si già đã thức dậy từ bao giờ, khẽ vuốt chòm râu dài, vẻ trầm ngâm. Hai dãy nhà bên hồ còn ngủ yên, lác đác vài nhà mở cửa . Trên con đường rộng thênh thang, thi thoảng, Vài chiếc xe chạy vội qua, nhanh như chớp.
Bỗng, tiếng chuông nhà thờ lớn ngân vang, đánh thức cả thành phố. Ông mặt trời khẽ vén màn mây, thức dậy. Bầu trời sáng dần lên, trong trẻo hơn, một mày xanh phớt, nhè nhẹ. Mặt trời ửng hồng ở đằng Đông, nhô lên từ từ sau cây gạo cổ thụ phía tượng Đài Nữ Tướng Lê Chân. Nắng nhẹ, dìu dịu như những sợi tơ vàng ai vừa dệt lên. Hàng phượng vĩ bên hồ rủ bóng lá xanh. Những Chiếc lá phượng nhỏ bé thi thoảng bị chị gió cuốn xuống hồ, trôi nhẹ 1 cuộc phiêu lưu dài. Đã vào hè, hàng phượng bắt đầu nở hoa. Những chùm hoa phượng đỏ lửa hòa vào với nắng mai tạo nên 1 bức tranh phong cảnh tuyệt mỹ. Gió khẽ vờn đùa với làn nước trong, sóng gợn lăn tăn. Chim chóc hót líu lo bài ca bình minh. Dàn đèn bên hồ giờ đã ngủ để lấy sức làm việc khi đêm về. Hai bên hồ là con đường lát đá hoa cương rộng , phủ bóng cây xanh dành cho người đi bộ. Buổi sớm, người dân quanh hồ , mở cửa đón gió và đi tập thể dục. Từng tốp các cụ già đi bộ, các cặp nam nữ thanh niên cùng chạy dọc bờ hồ. Đường phố bắt đầu trở lại sự ồn ã , tấp nập với xe cộ. Tiếng còi xe inh ỏi. Dòng người qua lại đông đúc dần. Hai dãy nhà bên đường thức giấc,hàng quán bắt đầu mở cửa buôn bán.
Bầu trời cao xanh da trời, không 1 gợn mây. Mặt trời đã lên cao. Ánh nắng bắt đầu gắt hơn, màu nắng vàng hoe nhuộm xuống mặt hồ. Hồ Tam Bạc lung linh, rực rỡ như được dát vàng , dát bạc. Bên ghế đá, dưới gốc si già, 2 cụ già ngồi đánh cờ tướng, râu tóc bạc phơ, vẻ trầm ngâm, điềm tĩnh như Hai vị tiên chốn bồng lai lac xuống trần. Mọi người đã vào trường học, xí nghiệp,… bắt đầu một ngày mới chỉ còn lại những vị khách du lịch đứng chụp ảnh lưu niệm, tản bộ quanh hồ để thưởng thức vẻ đẹp như mơ của Hồ Tam Bạc.
Hồ Tam Bạc vào buổi sáng thật thuần khiết, huyền ảo mà không quá tĩnh lặng. Tôi rất tự hào vì thành phố hải phòng có hồ Tam bạc .Tôi mong mọi người sẽ cùng chung tay bảo vệ , xây dựng cho hồ Tam Bạc ngày càng đẹp hơn.
0 bình luận về “Ngữ Văn Lớp 6: Viết bài văn tả con sông quê em (con sông nào ở Hải Phòng ý ak)”