Ngữ Văn Lớp 6: CÔ TÔ- NGUYỄN TUÂN -Đọc văn bản Cô Tô và trả lời câu hỏi 1.Điền thông tin vào bảng sau cho hợp lí Đối tượng ( đặc điểm thực) Trong cả

Ngữ Văn Lớp 6: CÔ TÔ- NGUYỄN TUÂN -Đọc văn bản Cô Tô và trả lời câu hỏi 1.Điền thông tin vào bảng sau cho hợp lí Đối tượng ( đặc điểm thực) Trong cả

Ngữ Văn Lớp 6: CÔ TÔ- NGUYỄN TUÂN
-Đọc văn bản Cô Tô và trả lời câu hỏi
1.Điền thông tin vào bảng sau cho hợp lí
Đối tượng ( đặc điểm thực) Trong cảm nhận của tác giả Nghệ thuật thể hiện ( phép tu từ, dùng từ)
1 Biển sau bão:
-bầu trời
-cát, nước
-Cây
-cá Ví dụ:
-Bầu trời trong sáng
-Nhiều tính từ chỉ màu sắc
2 Mặt trời mọc

3 Cảnh sinh hoat bên giếng nước ngọt
2.Văn bản Cô Tô là chuyến đi cảu tác giả đến vùng đất nào? Hãy xác định mục đích của chuyến đi ấy?
3.Tác giả chọn quan sát đảo Cô Tô vào những thời điểm nào? Tác giả đã chọn địa điểm ( điểm nhìn) nào để quan sát? Việc lựa chọn điểm nhìn ấy có tác dụng gì trong việc đánh giá cảnh vật trên đảo Cô Tô?

0 bình luận về “Ngữ Văn Lớp 6: CÔ TÔ- NGUYỄN TUÂN -Đọc văn bản Cô Tô và trả lời câu hỏi 1.Điền thông tin vào bảng sau cho hợp lí Đối tượng ( đặc điểm thực) Trong cả”

  1. 1 Biển sau bão:
    -Bầu trời:Trong sáng.
    -Cát:Vàng giòn.
    – Nước:Lam biếc,đậm đà.
    -Cây:Xanh mướt.
    -Cá:Vui nhộn.
    2 .Mặt trời mọc:
    Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp và đầy chất thơ. Đây là đoạn văn miêu tả đẹp nhất của bài kí. Như một “sản phẩm quí”, vẻ đẹp của thiên nhiên như dâng sẵn, đón chờ, nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp ấy một cách đầy đủ và tinh tế. Chính vì thế mà ngắm nhìn bình minh Cô Tô đối với Nguyễn Tuân không phải là một thú vui hưởng thụ, dễ dãi, thụ động mà là cả một cuộc đi tìm cái đẹp một cách công phu, đầy sự khám phá, sáng tạo. Như một nghệ sĩ đi săn lùng cái đẹp, Nguyễn Tuân đã dậy từ canh tư, lúc còn tôi đất, cô đi mãi trên đầu đá sư, ra thấu đầu mủi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Người đọc cảm mến tác giả về lòng yêu quí, tôn thờ “cái đẹp” và cảm phục, thích thú vì công phu tìm kiếm cái đẹp của người nghệ sĩ, hồi hộp cùng tác giả chờ đón cái “đẹp” xuất hiện.
    3 Cảnh sinh hoat bên giếng nước ngọt:
    Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:
    – Cái giếng nước ngọt: Gánh và múc nối tiếp nhau, để tắm, uống; vui nhộn như cái bến
    – Chỗ bãi đá: Nuôi hải sâm, thuyền mở nắp sạp
    Cảnh sinh hoạt tấp nập, khẩn trương và thanh bình sau trận bão dữ.
    4.Văn bản Cô Tô là chuyến đi của tác giả đến vùng đất nào? Hãy xác định mục đích của chuyến đi ấy?
    – Văn bản Cô Tô là chuyến đi của tác giả đến vùng đất là đảo Cô tô.
    – Mục đích của chuyến đi ấy là ông muốn đến đó để khám phá vùng đảo Cô Tô và con người ở Cô Tô.
    5.Tác giả chọn quan sát đảo Cô Tô vào những thời điểm nào? Tác giả đã chọn địa điểm ( điểm nhìn) nào để quan sát? Việc lựa chọn điểm nhìn ấy có tác dụng gì trong việc đánh giá cảnh vật trên đảo Cô Tô?
    – Để miêu tả  cảnh Cô Tô, tác giả đã trèo lên nóc đồn Cô Tô và quan sát ,quay gót 180 độ ngắm nhìn phong cảnh bao la.Tác giả chọn vị trí này để quan sát vì góc nhìn này khá thuận lợi,tác giả không chỉ có thể ngắm được toàn cảnh Cô Tô mà còn có thể ngắm ra tận Tô Bắc,Tô Trung , Tô Nam .
    Câu trả lời hay nhất nha!

    Trả lời

Viết một bình luận