[Download] Đề tài: Một số trạng thái cảm xúc của trẻ Lứa tuổi 5 – 6 tuổi tải miển phí thư viện bài giảng, giáo án điện tử nhà trẻ, mầm non 3 tuổi và 4-5 tuổi.
CHỦ ĐỀ: BẢN
THÂN
THÂN
Đề tài: Một số trạng thái
cảm xúc của trẻ
cảm xúc của trẻ
Lứa tuổi : MG 5 – 6 tuổi
Thời gian : 30 – 35 phút
I. Mục đích yêu cầu
– Trẻ hiểu con người
có nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau: Vui, buồn, tức giận, lo lắng…
có nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau: Vui, buồn, tức giận, lo lắng…
– Trẻ biết nói lên suy nghĩ, cảm xúc, kinh nghiệm sống của
mình
mình
– Trẻ biết cách ứng sử hợp lí với hoàn cảnh
– Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ
II. Chuẩn bị:
– Tranh vẽ khuôn mặt vui, buồn, tức giận( tranh to)
– Các bộ phận trên khuôn mặt được cắt rời để trẻ chơi trò chơi
dán tranh
dán tranh
– Nhạc bài hát “ Khuôn mặt cười”, “ Đôi mắt xinh”
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
|
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
|
* Hoạt động 1: Khuôn mặt của bé
– Hát múa bài “
Đôi mắt xinh”
– Trò chuyện về
các bộ phận trên khuôn mặt ( tên gọi và tác dụng)
– Khuôn mặt còn
thể hiện cảm xúc của chúng ta nữa đấy.
* Hoạt động 2: Cảm xúc của bé
– Cô tặng quà 3
bức tranh vẽ khuôn mặt vui tuơi, khuôn mặt buồn, khuôn mặt tức giận.
– Cô chia trẻ làm 3 nhóm, mỗi nhóm bốc thăm một hình của
mình và thảo luận xem hình của mình thể hiện trạng thái cảm xúc nào.
Cho từng nhóm trẻ nhận xét
+ Ai có nhận xét gì về khuôn mặt?
+ Vì sao con biết đó là khuôn mặt vui? ( Buồn, tức giận)
– Cho 3 tổ dán tranh lên bảng
+ Khuôn mặt nào đáng yêu nhất?
+ Khi nào con
vui ? vì sao? Khi vui thì con như thế nào ?….
– ở nhà chúng mình thấy bố mẹ, ông bà vui khi nào?
– Muốn lúc nào
cũng được vui vẻ thì chúng mình phải làm gì nhỉ?
– Khuôn mặt cười
vui tươi rất đáng yêu vì vậy chúng mình hãy luôn vui vẻ nhé– Cùng làm khuôn mặt vui nào !
– Hát vận động : ‘‘Khuôn mặt cười’’
– Đố : Ngược với khuôn mặt vui là khuôn mặt như thế nào nhỉ?
– Khi nào con buồn? Khi buồn con như thế nào?
( trò chuyện tương tự như với khuôn mặt tươi vui )
– Cho trẻ thể hiện khuôn mặt buồn
– ở trường con có thấy ai buồn không?
– Khi bạn buồn con phải làm thế nào?
– ở nhà con có bao giờ thấy ông bà, bố mẹ buồn không? vì
sao?
– Khi bố mẹ ông bà buồn con phải làm gì?
– Trong cuộc sống có những chuyện khiến cho chúng ta buồn
vì vậy mỗi người phải cố gắng thật nhiều để luôn được vui vẻ đúng không nào?
– Hát “ Khuôn mặt cười”
– Trò chuyện về khuôn mặt tức giận ( xem hình ảnh một số bạn
nhỏ có khuôn mặt tức giận)
– Khuôn mặt tức giận thế nào nhỉ? Có đáng yêu không’?
Chúng mình có bao
giờ tức giận không nhi? Vì sao?
– Chúng mình thấy ai tức giận bao gìơ chưa?Vì sao? Khi tức
giận thì bố ( mẹ, chú….) làm gì? nói như thế nào? Khi đó con phải như thế nào?
– Thử làm khuôn mặt tức giận xem có đáng yêu không nào?
* Hoạt động 3: Cho trẻ xem một số hình ảnh về
các bạn có khuôn mặt thể hiện cảm xúc khác nhau.
– Trò chuyện mở rộng về
một số trạng thái cảm xúc khác của con người như: lo âu, suy nghĩ, thắc mắc..
– Hát : “ Khuôn mặt cười”
* Hoạt động 4: Cho trẻ chơi trò chơi dán( vẽ) các bộ phận còn thiếu phù hợp với khuôn mặt.
|
– Trẻ hát múa
cùng cô
– Trẻ trả lời
các câu hỏi của cô
– Trẻ nhận xét
– Miệng cười tươi,
mắt vui…
– Hỏi 3 – 4 trẻ
– Hỏi 3- 4 trẻ
– Phải chăm ngoan, học giỏi, nghe lời cô , nghe lời bố mẹ…
– Trẻ thể hiện
khuôn mặt vui
-Trẻ hát vận động
cùng cô
– Gọi 3 trẻ, sau đó cả lớp cùng làm
– Trẻ trả lời
– Bố, mẹ,…..
– Trẻ trả lời
-Trẻ hát vận động cùng cô
– Bố, mẹ…vì con
chưa ngoan, vì em khóc…
– Trẻ làm khuôn mặt tức giận
|