Ngữ Văn Lớp 6: hãy kể lại câu chuyện Lạc Long Quân
Ngữ Văn Lớp 6: hãy kể lại câu chuyện Lạc Long Quân
Bởi
Ngữ Văn Lớp 6: hãy kể lại câu chuyện Lạc Long Quân
Từ rất lâu về trước, lúc đất nước ta vẫn còn hoang sơ. Trên trời, dưới nước – mỗi vùng đất đều do các vị thần tiên cai quản, trông nom.
Ta vốn là Lạc Long Quân, con trai của Kinh Dương Vương – thủ lĩnh một tộc ở Lĩnh Nam và Long Nữ con gái của Dương Vương. Khi còn thơ ấu, ta được cha mẹ chỉ bảo nên biết nhiều phép lạ. Ta thường xuống trần gian giúp nhân dân diệt trừ Hồ tinh và còn dạy họ làm nhà, săn bắn.
Bấy giờ có Ðế Lai từ phương Bắc đến Lĩnh Nam đem theo cả người con gái yêu rất xinh đẹp của mình là Âu Cơ và nhiều thị nữ. Thấy Lĩnh Nam phong cảnh tươi đẹp, lại nhiều chim muông, nhiều gỗ quý liền muốn xây dựng thành đắp lũy để ở lại lâu dài. Điều đó khiến nhân dân phải phục dịch hết sức khổ cực phải cầu cứu đến ta. Sau khi nghe chuyện, ta liền hóa thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, đem theo hàng trăm người hầu đến chỗ Đế Lai. Đến nơi, ta không thấy Đế Lai đâu cả mà chỉ thấy một cô gái xinh đẹp tuyệt trần. Thấy ta tuấn tú, cô gái đem lòng say mê và theo ta về cung điện. Lại nói đến Đế Lai lúc trở về không thấy con gái mình đâu liền sai quân đi tìm kiếm. Ta sai hàng vạn các ác thú ra chặn các nẻo đường, xé xác bọn chúng làm cho chúng khiếp sợ bỏ chạy khiến cho Ðế Lai đành thu quân về phương bắc.
Sau một thời gian chung sống, thì Âu Cơ có mang. Ít lâu sau đó nàng đẻ ra một bọc trăm trứng. Từ bọc trăm trứng để ra một trăm người con đều khỏe mạnh, trắng trẻo và thông minh hơn người. Ta dù sống hạnh phúc bên gia đình nhưng lòng vẫn không nguôi nhớ về thủy phủ. Một hôm ta bèn từ giã vợ và các con, hóa làm một con rồng vụt bay lên mây, bay về biển cả. Vợ ta muốn đi theo mà không được. Một ngày nọ, ta bỗng nghe thấy tiếng gọi của Âu Cơ: “Bố nó ơi! Sao không về để mẹ con chúng tôi sầu khổ thế này”.
Ta bèn trở về thăm vợ và các con. Âu Cơ gặp lại ta dù vui mừng nhưng vẫn oán trách:
Thiếp vốn sinh trưởng ở núi cao, vậy mà gặp gỡ và ăn ở với chàng sinh được trăm trai, thế mà chàng nỡ lòng bỏ đi, để mặc con thiếp sống bơ vơ khổ não?
Ta bèn lựa lời giải thích:
Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên.
Âu Cơ nghe xong cũng cảm thấy hợp lý, rất nhanh sau đó cuộc chia tay đã diễn ra. Hai vợ chồng ta từ biệt nhau, ta đem năm mươi con xuống biển. Còn Âu Cơ đem năm mươi con lên núi. Người con trai trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, đóng đô ở đất Phong Châu, lấy hiệu là Văn Lang. Ta và Âu Cơ sau đó cũng hiếm khi có dịp gặp lại. Dù vậy thì tình nghĩa đôi bên vẫn không thay đổi.
Ta là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ có xuất thân từ loài rồng dưới biển sâu. Ta và mẹ sống trên vùng đất Lạc Việt, đa phần ta sống ở thuỷ cung, chỉ khi nào có việc cần mới lên trên cạn. Mang trên mình thân hình rồng với sức khoẻ cường tráng và nhiều phép thần thông, ta thường giúp dân lành diệt trừ bọn yêu quái hại dân, thấy dân chúng còn nghèo đói, ta lại dạy cho cách trồng trọt, chăn nuôi và chỉ bảo lối sống sinh hoạt.
Trong một lần lên trên cạn để chỉ dạy cho dân chúng, ta bắt gặp một vị tiên nữ đi đến miền đất của ta. Vị tiên nữ này có tướng mạo xinh đẹp tuyệt trần khiến cho ta phải ngắm nhìn hồi lâu dám mới tiến đến hỏi thăm. Ta hỏi tiên nữ rằng:
· Không biết tiên nữ ở phương trời nào lại đến ghé thăm mảnh đất Lạc Việt nơi đây?
Tiên nữ nghe ta hỏi liền tiến đến trả lời với vẻ mặt có phần e ngại:
· Ta là Âu Cơ, sống ở vùng núi cao phương Bắc thuộc dòng họ Thần Nông. Nghe nói ở miền đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm, cỏ lạ nên ta đã tìm đến thăm thú.
Trò chuyện cùng Âu Cơ hồi lâu, ta và nàng chia sẻ bao điều thú vị và bất ngờ đem lòng yêu mến nhau lúc nào không hay. Sau khi chia tay từ biệt Âu Cơ, hai chúng ta đã hứa hẹn sẽ gặp lại và nguyện nên duyên vợ chồng. Sau đó không lâu ta đến hỏi cưới Âu Cơ, trở thành vợ chồng, ta chuyển lên sống trên cạn tại cung Long Trang cùng Âu Cơ. Một thời gian sau Âu Cơ có tin vui, ta vui mừng khôn xiết, đến kỳ sinh nở, thật lạ thay là Âu Cơ sinh ra không phải một người con mà là một cái bọc bên trong chứa một trăm quả trứng hồng. Khi bọc trứng ra bên ngoài, cả trăm trứng nở thành một trăm người con hồng hào đẹp đẽ, ta nâng niu từng đứa con trên tay, mặt mũi rất khôi ngô tuấn tú. Lạ thường hơn nữa là đàn con của ta không cần bú mớm sữa mẹ, chúng cứ tự nhiên mà lớn, lớn nhanh như thổi lại mạnh khoẻ như thần.
Sống cùng vợ và đàn con được một thời gian, ta cảm thấy khó chịu và không ổn, bởi dòng giống vốn đã quen ở dưới nước, nay lại lên trên cạn sống quá lâu. Nghĩ vậy ta đành phải từ biệt vợ con trở về thuỷ cung, sau ít lâu Âu Cơ gọi ta lên mà trách rằng:
· Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?
Ta biết mình đã có phần vô tâm nhưng vì hoàn cảnh, tập tính sinh hoạt giữa kẻ non cao và người nước sâu rất khác nhau mà phải chia cách. Lần gặp gỡ này ta đã quyết định mỗi người sẽ mang theo mình năm mươi người con. Ta mang năm mươi người con xuống biển, Âu Cơ mang năm mươi con lên non, cùng chia nhau cai quản rồi khi gặp khó khăn sẽ cùng giúp đỡ nhau. Âu Cơ tuy có phần buồn phiền nhưng cũng chấp thuận, rồi cả gia đình ta chia nhau lên đường. Ta mang năm mươi con xuống miền biển dạy các con sinh sống, lập nghiệp. Âu Cơ dẫn theo năm mươi con lên vùng núi cao sau đó lập người con trưởng làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, lập nên nước Văn Lang đóng đô ở đất Phong Châu. Con trai của vua quy gọi chung là lang còn con gái gọi là mị nương, cứ con trưởng nối ngôi vua cha, hiệu Hùng Vương dù bao đời cũng không thay đổi.
Ta và Âu Cơ kể từ ngày chia tay không hề gặp lại nhau nhưng tình cảm vẫn luôn sâu sắc, tình nghĩa đồng bào của trăm người con cũng không hề thay đổi mà ngày càng khăng khít. Dân tộc ta ngày nay luôn tự hào nguồn gốc con rồng cháu tiên.