[Download] Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật tải miển phí thư viện bài giảng, giáo án điện tử nhà trẻ, mầm non 3 tuổi và 4-5 tuổi.
Kế hoạch chăm sóc đặc biệt cho việc giáo dục trẻ khuyết tật được Mầm non Hương Sen cập nhật. Với kế hoạch này thì các Cô có thể biết việc chăm sóc các bé đúng hơn. Với trẻ khuyết tật thì mọi thứ đều cần được cẩn trọng hơn.
Những đặc điểm chính của trẻ bị khuyết tật
Điểm mạnh: ( mặt tích cực về thể chất, nhận thức, kỹ năng, ngôn ngữ giao tiếp).
- Thể chất: Trẻ khỏe mạnh sức khỏe nằm trong kênh A. Tự đi lại mà không cần giúp đỡ.
- Có thể tự đi lại, tự xúc ăn bằng tay phải.
Khó khăn:
- Thể chất: Trẻ chỉ có thể đi lại bình thường, nhưng không chạy, nhảy được. Nửa người trái cuả trẻ không tham gia được các hoạt động, trẻ không thể tự mặc quần áo hay đi vệ sinh …
- Giao tiếp: Trẻ không thể giao tiếp bình thường như các trẻ khác, hầu như trẻ chưa phát âm được câu có 2 – 3 từ. Trẻ không tự điều chỉnh được hành vi của mình. ( Từ khi trẻ đến lớp, trẻ chưa giao tiếp với bạn hay với cô bằng ngôn ngữ)
- Thính giác của trẻ không hoàn chỉnh (bên trái) trẻ chỉ có thể nghe rõ tai bên phải.
Nhu cầu của trẻ:
- Trẻ cần được chăm sóc giúp đỡ trong các hoạt động, và phục hồi chức năng.
- Được luyện nói bằng cánh hàng ngày cô thường xuyên giao tiếp.
- Khuyến khích trẻ tập nói theo cô câu có 2 từ trở lên.
- Tập cho trẻ những hành vi trong giao tiếp: Khi cô hay bạn đưa cho cái gì trẻ tự biết khoanh tay và nhận.
- Các giờ hoạt động khuyến khích trẻ cùng ngồi tham gia với bạn, trực tiếp hướng dẫn trẻ tham gia vào trò chơi lắp ghép, để trẻ tập luyện các cơ ngón tay trái.
- Cho trẻ khác rủ trẻ cùng tham gia vào các hoạt động để trẻ có điều kiện được giao tiếp với bạn trong lớp.
- Thường xuyên cho trẻ tự xúc cơm ăn một mình.
- Tự đi dép, giày cho trẻ tự tin vì mình cũng có thể làm được nhiều việc.
Hình ảnh về kế hoặc chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật
Với bản kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật này sẽ giúp các Cô hiểu được trẻ hơn. Biết được mong muốn cũng như những yêu cầu đặc biệt khi dạy bé. Các bé có sự tự ti riêng về bản thân nên việc dạy dỗ cũng sẽ khó khăn hơn bình thường.