[Download] CHỦ ĐỀ TRƯỜNG MẦM NON Lứa tuổi Mẫu giáo lớn tải miển phí thư viện bài giảng, giáo án điện tử nhà trẻ, mầm non 3 tuổi và 4-5 tuổi.
CHỦ ĐỀ : TRƯỜNG MẦM NON
Lứa tuổi Mẫu giáo lớn
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chủ đề
Lĩnh vực phát triển
|
Mục tiêu chủ đề
|
Nội dung chủ đề
|
Lưu ý
|
Phát triển thể chất
|
– Phát triển cơ lớn qua các bài tập vận động , các trò chơi vận động.
– Phát triển sự phối hợp tay và mắt
– Phát triển sự phối hợp vận động của các bộ phận trong cơ thể, vận động nhịp nhàng với bạn trong nhóm lớp.
-Phát triển vận động các cơ nhỏ của bàn tay.
Bật xa tối thiểu 50cm(CS 1)
– GD dinh dưỡng và sức khoẻ
Giữ đầu tóc , quần áo gọn gàng (CS 18)
– Kể tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày ở trường (CS 19)
|
– Thể hiện sự nhanh ,mạnh khéo trong khi thực hiện bài tập.
– Tập các cử động của bàn tay, ngón tay , phối hợp tay , mắt, sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ.
* Vận động cơ bản:
– Tung và bắt bóng
– Nhảy lò cò
– Bò bằng bàn tay,cẳng chân và chui qua cổng
* Trò chơi vận động:
– Bịt mắt bắt dê, Cáo và thỏ .
– Biết chải đầu , giữ gìn quần áo sạch sẽ.
– Một số món ăn trẻ thích ở trường
|
|
Phát triển nhận thức
|
* KPXH:
Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi , nơi trẻ sống(CS 97)
Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự (CS 109)
* LQVT
– Trẻ nhận biết các chữ số , đếm số lượng và biết số thứ tự trong phạm vi 5.
– Xác định VT phải ,trái của một vật so với một vật khác
– Nhận biết , phân biệt hình chữ nhật , hình tam giác , hình vuông.
|
* KPKH:
– Phát triển sự hiểu biết của trẻ về trường mầm non:
+ Tên trường, lớp
+ Tên cô giáo và các bạn trong lớp.
– Tìm hiểu tên lớp, tên trường bé đang học
– Trò chuyện về sở thích của các bạn trong lớp
+ Công việc của cô giáo , của các cô các bác trong trường .
+ Đồ dùng , đồ chơi trong lớp, ngoài trời.
– Phát triển trí tò mò, ham hiểu biết của trẻ.
– Trẻ biết về mùa thu , ngày khai trường và tết trung thu .
– Những hoạt động hàng ngày của bé ở trường
– Học cách sử dụng một số vật dụng, đồ chơi ở trường
– Tìm hiểu về thời tiết, phong cảnh mùa thu.
– Văn nghệ chào mừng ngày khai giảng và tết trung thu.
– Ôn số lượng , số thứ tự và đếm 1->5.
– Xác định VT phải ,trái của một vật so với một vật khác
– Ôn hình chữ nhật , hình tam giác, hình vuông , hình tròn
|
|
Phát triển ngôn ngữ
|
– Nghe:
Lắng nghe ý kiến của người khác
– Nói:
+ Không nói tục chửi bậy( CS 78)
+ Nhận ra sắc thái biểu cảm của lời nói khi buồn , vui, tức giận , ngạc nhiên, sợ hãi (CS61)
+ Nói rõ ràng(CS65)
– Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc(CS 101)
– Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em( CS 100)
|
– Nghe hiểu nội dung câu chuyện, bài thơ.
– Nghe các thông tin về trường mầm non
– Nghe các bài hát về trường mầm non : “Em yêu trường em”, “Ngày đầu tiên đi học”, “Chào ngày mới”.
+ Hiểu và làm theo được 2 , 3 yêu cầu
+ Nghe hiểu nội dung các câu đơn , câu mở rộng , câu phức.
+ Biết sử dụng những từ ngữ về các công việc của các cô , các bác trong trường mầm non.
– Phát âm các tiếng bằng tiếng việt, Bày tỏ nhu cầu hiểu biết của trẻ về Trường mầm non.
– Trả lời và đặt câu hỏi:
Tại sao ? , như thế nào ?….
+ Biết trao đổi thảo luận với mọi người về trường mầm non và các ngày lễ , ngày hội mùa thu
– Biết trả lời câu hỏi của cô về Trường mầm non .
– Thảo luận về Trường mầm non
– Biết đọc thơ: “Tình bạn” , “Bập bênh” , “Cô và mẹ” Kể chuyện “Mời bạn đến chơi ”….
– Hát: “Những em bé ngoan” , “Chào ngày mới”, “Em đi mẫu giáo” …
– Biết cách giở chuyện xem tranh về trường mầm non và ngày khai trường.
– Nhìn từ trên xuống dưới , từ trái sang phải của quyển sách , truyện.
– Sử dụng sách.
|
|
Phát triển thẩm mĩ
|
Thể hiện cảm xúc, thái độ, tình cảm về vẻ đẹp của trường mầm non.
Âm nhạc
Tạo hình.
Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền hình vẽ
|
– Thích thú khi ngắm nhìn phong cảnh, một tác phẩm về Trường mầm non.
– Xem tranh ảnh về trường mầm non và các ngày lễ có trong mùa thu.
– Nghe và nhận ra sắc thái của bài hát , bản nhạc về Trường mầm non.
-Vui sướng khi nghe các bài hát và bản nhạc thiếu nhi về Trường mầm non.
– Hát đúng lời ca bài hát
– Vận động nhịp nhàng theo giai điệu , nhịp điệu của bài hát.
– Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhịp , tiết tấu bài hát.
– Hát : “Vườn trường mùa thu”, “Chào ngày mới”, “Vị con đi học” , “Ngày vui vủa bé”.
– Nghe: “Ngày đầu tiên đi học”, “Em yêu trường em”,”Chào ngày mới.”
– Vỗ tay, nhún nhảy ,lắc lư theo bài hát.
– Vẽ, tô màu , xé dán về Trường mầm non.
– Vẽ, tô màu , nặn : vẽ cô giáo , vẽ đồ chơi tặng bạn , xé dán đồ chơi ngoài trời ,nặn cầu trượt , làm đồ chơi từ vỏ hộp.
|
|
Phát triển tình cảm xã hội
|
– Dễ dàng hòa đồng với bạn bè trong nhóm chơi(CS 42)
– Có nhóm bạn chơi thường xuyên (CS 46)
– Thể hiện sự thân thiện đoàn kết với bạn bè (CS 50)
– Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn (CS 54)
|
– Ý thức về bản thân .
– Thể hiện cảm xúc tình cảm.
– Ứng xử xã hội
– Mạnh dạn , tự tin bày tỏ ý kiến .
– Thực hiện công việc được giao ( trực nhật , xếp dọn đồ chơi )
– Hợp tác nhóm , chia sẻ , lắng nghe ý kiến của mọi người xung quanh.
– Yêu quí , giữ gìn đồ dùng , đồ chơi trong lớp .
– Cảm nhận được vẻ đẹp mùa thu , thời tiết.
– Yêu quí Trường mầm non
– Kính trọng và biết ơn các cô giáo , các cô các bác trong trường
|
|
II.CHUẨN BỊ HỌC LIỆU CHO CHỦ ĐỀ :
1.Chuẩn bị của cô:
– Tranh ảnh , mô hình, băng đĩa về Trường mầm non , các ngày lễ , ngày hội vào mùa thu .
– Một số bài hát, trò chơi , câu chuyện … có liên quan đến chủ đề “ Trường mầm non ” .
– Một số đồ chơi để trẻ chơi xây dựng, lắp ráp… các tranh tập luyện, lô tô, có liên quan đến chủ đề.
– Một số nguyên vật liệu mở, đồ chơi mở cho trẻ : Hình khối cho trẻ xây Trường mầm non , giấy màu, kéo , hồ…
2.Chuẩn bị của trẻ :
– Ảnh của trẻ
– Một số đồ dùng , đồ chơi mà trẻ thích
– Đồ chơi ngày trung thu
3.Phụ huynh:
– Tranh ảnh, băng đĩa về chủ đề trường mầm non,
– Một số đồ dùng, đồ chơi ngày tết trung thu và chậu cây cảnh.
III. GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ :
– Trò chuyện, đàm thoại, gợi mở cho trẻ nói về sự hiểu biết của trẻ về “ Trường mầm non ”.
– Treo tranh ảnh về Trường mầm non , các hoạt động trong trường và các ngày lễ , hội .
-Trưng bày tranh ảnh, học liệu phục vụ cho nội dung hoạt động của chủ đề.
– Kết hợp với phụ huynh sưu tầm tranh ảnh, băng hình về chủ đề.
– Trò chuyện về tranh ảnh trẻ mang đến.
– Hướng trẻ quan sát tới sự thay đổi của trang trí lớp học.
– Sử dụng các phương tiện khác nhau như: tranh ảnh, thơ chuyện ,bài hát … với nội dung “ Trường mầm non ” để dẫn dắt trẻ vào chủ đề.
IV. KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ
– Lựa chọn nội dung và xây dựng mạng hoạt động thích hợp, tạo cơ hội cho trẻ được gia các hoạt động đa dạng để khám phá chủ đề : “ Trường mầm non”
– Các cách thức như :
+ Tạo điều kiện cho trẻ được đi tham quan nhà bếp , sân trường , quanh cảnh trong trường mầm non.
– Khuyến khích trẻ nói lên những hiểu biết của mình về chủ đề :
+ Trò chuyện đàm thoại gợi mở cho trẻ về cách tìm hiểu về “Trường mầm non ”
+ Trẻ tham gia các trò chơi đóng vai theo chủ đề . Tổ chức múa hát , trò chơi có liên quan đến chủ đề.
+ Cho trẻ tham gia các hoạt động tạo hình, tạo sản phẩm theo mục đích của chủ đề.