Ngữ Văn Lớp 7: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa:
– Thưa ba, con xin phép đi học nhóm.
Ba tôi mỉm cười:
– Ờ, nhớ về sớm nghe con!
Không biết đây là lần thứ bao nhiêu tôi đã nói dối ba. Mỗi lần nói dối, tôi đều ân hận, nhưng rồi lại tặc lưỡi cho qua.
Cho đến một hôm, vừa yên vị trong rạp chiếu bóng, tôi chợt thấy em gái mình lướt qua cùng một đứa bạn. Từ ngạc nhiên, tôi chuyển sang giận dữ và mặc lời nằn nỉ của bạn, tôi bỏ về.
Hai chị em về đến nhà, tôi mắng em gái dám nói dối ba bỏ học đi chơi, không chịu khó học hành. Nhưng đáp lại sự giận dữ của tôi, nó chỉ thủng thẳng:
– Em đi tập văn nghệ.
– Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à?
Nó cười giả bộ ngây thơ:
– Ủa, chị cũng ở đó sao? Hồi nãy chị bảo đi học nhóm mà!
Tôi sững sờ, đứng im như phỗng. Ngước nhìn ba, tôi đợi một trận cuồng phong. Nhưng ba tôi chỉ buồn rầu bảo:
– Các con ráng bảo ban nhau mà học cho nên người.
– Từ đó, tôi không bao giờ dám nói dối ba đi chơi nữa. Thỉnh thoảng hai
chị em lại cười phá lên khi nhắc lại truyện nó rủ bạn vào rạp chiếu bóng chọc tức tôi, làm cho tôi tỉnh ngộ.
(Chị em tôi – Theo Liên Hương)
Câu 1: Khi phát hiện em gái mình lướt qua cùng một đứa bạn trong rạp chiếu bóng, người chị đã có hành động gì?
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong
câu văn:
Nhưng đáp lại sự giận dữ của tôi, nó chỉ thủng thẳng:
– Em đi tập văn nghệ.
Câu 3: Trong câu chuyện, nhân vật người em gái và chị gái, ai là người nói dối? Vì sao?
Câu 4: Nêu nội dung của câu chuyện trên?
Câu 5: Qua câu chuyện, tác giả gửi gắm thông điệp gì?
Ngữ Văn Lớp 7: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa: – Thưa ba, con xin phép đi học nhóm. Ba tôi mỉm cười: – Ờ, n
– Khi phát hiện em gái mình lướt qua cùng một đứa bạn trong rạp chiếu bóng, người chị đã có hành động: Người chị bỏ về. Về đến nhà, chị mắng em gái dám nói dối ba bỏ học đi chơi, không chịu khó học hành.
Câu 2:
–
+Từ láy: thủng thẳng
+Tác dụng: Diễn tả tiếng nói chậm rãi, từ từ và cho thấy tâm trạng bình tĩnh, không bất ngờ, vội vã của người em gái.
Câu 3:
– Trong câu chuyện trên, người chị gái là người nói dối
– Vì:
– Người chị gái đã nói dối ba đi học nhóm để đi xem phim. Không ngờ người chị đã gặp em gái trong rạp chiếu bóng.
– Người em gái đã nghĩ ra cách làm để giúp chị tỉnh ngộ (không nói dối nữa): giả vờ đi tập văn nghệ để đi xem phim. Sau đó để người chị thấy em gái mình lướt qua cùng một đứa bạn trong rạp chiếu bóng rồi tức giận, quát mắng em gái dám nói dối ba bỏ học đi chơi, không chịu khó học hành. Người em cười giả bộ ngây thơ và hỏi vặn lại chị gái. Từ đó người chị tự thấy mình làm gương xấu cho em và làm cho ba buồn nên không bao giờ dám nói dối nữa.
Câu 4:
– Truyện khuyên chúng ta khơng được nói dối vì nói dối sẽ dẫn đến nhiều hậu quả và bài học về cách ứng xử với người thân (bố mẹ, chị em …) trong cuộc
Câu 5:
Thông điệp mà nhà văn muốn gửi tới chúng ta là: Chúng ta cần phải sống trung thực. Chúng ta phải thật thà nhận lỗi và sửa lỗi.
– Khi phát hiện em gái mình lướt qua cùng một đứa bạn trong rạp chiếu bóng, người chị đã có hành động: Người chị bỏ về. Về đến nhà, chị mắng em gái dám nói dối ba bỏ học đi chơi, không chịu khó học hành.
\text{Câu 2:}
–
+Từ láy: thủng thẳng
+Tác dụng: Diễn tả tiếng nói chậm rãi, từ từ và cho thấy tâm trạng bình tĩnh, không bất ngờ, vội vã của người em gái.
\text{Câu 3:}
– Trong câu chuyện trên, người chị gái là người nói dối
– Vì:
– Người chị gái đã nói dối ba đi học nhóm để đi xem phim. Không ngờ người chị đã gặp em gái trong rạp chiếu bóng.
– Người em gái đã nghĩ ra cách làm để giúp chị tỉnh ngộ (không nói dối nữa): giả vờ đi tập văn nghệ để đi xem phim. Sau đó để người chị thấy em gái mình lướt qua cùng một đứa bạn trong rạp chiếu bóng rồi tức giận, quát mắng em gái dám nói dối ba bỏ học đi chơi, không chịu khó học hành. Người em cười giả bộ ngây thơ và hỏi vặn lại chị gái. Từ đó người chị tự thấy mình làm gương xấu cho em và làm cho ba buồn nên không bao giờ dám nói dối nữa.
\text{Câu 4:}
– Truyện khuyên chúng ta khơng được nói dối vì nói dối sẽ dẫn đến nhiều hậu quả và bài học về cách ứng xử với người thân (bố mẹ, chị em …) trong cuộc
\text{Câu 5:}
Thông điệp mà nhà văn muốn gửi tới chúng ta là: Chúng ta cần phải sống trung thực. Chúng ta phải thật thà nhận lỗi và sửa lỗi.
\text{Xin hay nhất ạ}